Rau cần có các thành phần dinh dưỡng bao gồm Vitamin P,ẹovặtgiađìnhtừraucầnvànhữngbàithuốcquýbóng đá syria C, Abumin, đường, Canxi, Phốt pho, Sắt, Carôtin, Axit hữu cơ. Rau cần có tác dụng thanh nhiệt, trừ phong lợi thấp, nhuận phế, ngưng ho, giảm áp suất máu, cao huyết áp. Với đặc tính là cung cấp nhiều chất xơ nên rau cần có tác dụng loại trừ các chất thải có độc trong hệ tiêu hoá.
Ngoài ra, hương thơm của rau cần còn kích thích và lưu thông các tuyến mồ hôi và giảm huyết áp. Các bài thuốc chữa bệnh từ rau cần cũng được liệt kê vào danh sách mẹo vặt gia đình nên nhớ dưới đây.
Chữa viêm phế quản
Mẹo vặt gia đình không hoàn hảo nếu thiếu rau cần
Dùng gốc rau cần – liền cả rễ 100g, vỏ quít 9g, kẹo mạch nha (di đường) 30g. Trước hết cho kẹo mạch nha vào nồi đun sôi, tiếp đó cho gốc rau cần và vỏ quít vào sao cháy, đổ thêm nước vào sắc lấy nước uống trong ngày (thực vật dược dụng chỉ nam).
Bệnh suyễn thở do viêm khí quản mạn tính
Rễ rau cần 15g, kinh giới tuệ (hoa kinh giới) 6g, hoa tiêu 10 hạt, phục linh 9g, đường phèn 12g. Rễ rau cần, hoa tiêu và phục linh sắc trước, đun sôi trong 10 phút, cho thêm kinh giới tuệ vào đun sôi thêm trong 5 phút, chắt lấy nước, hòa 6g đường phèn vào uống.
Nước thứ hai đun sôi trong 10 phút, chắt nước pha nốt 6g đường phèn vào uống. Liệu trình 10 ngày.
Cao huyết áp, tinh thần hưng phấn, đầu trướng đau, mặt đỏ bừng
Rau cần tươi 250 g, rửa sạch, chần nước sôi khoảng 2 phút, thái nhỏ, giã nát vắt lấy nước, mỗi lần uống 1 chén con, ngày 2 lần. Có tác dụng làm hạ huyết áp và giải trừ trạng thái căng thẳng, khó chịu. Nếu không có rau cần tươi, có thể dùng 30-60g rau cần khô (có thể thêm 12g khổ qua – mướp đắng) sắc uống. Cách chế rau cần khô: Rau cầu tươi chần qua nước sôi, phơi trong bóng mát cho khô, cất đi dùng dần.
Bệnh đái tháo đường
Trong kho thuốc của mẹo vặt gia đình, rau cần có tác dụng chữa bệnh đái tháo đường
Rau cần tươi 60 g, gạo tẻ 70 ~ 100 g. Rau cần rửa sạch, thái nhỏ, cùng gạo cho vào nồi, đổ khoảng 600 ml nước nấu thành cháo; ngày ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Ăn khi cháo còn nóng, không nên để lâu. Cháo này công dụng bổ thận, thanh nhiệt, lợi tiểu, bình can nhưng tác dụng chậm – phải dùng lâu mới hiệu quả.
Kim Trang
Những sai lầm chết người khi ăn tỏi