【cúp quốc gia brazil hôm nay】Văn nghệ đặc sắc Sene Đolta

Báo Cà Mau(CMO) Với mong muốn đáp ứng nhu cầu đời sống văn hoá tinh thần cho bà con đồng bào dân tộc của tỉnh nhà nhân các dịp lễ, hội..., hằng năm, Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Cà Mau luôn cố gắng thực hiện tốt hơn vai trò của mình, điều đó được thể hiện qua các hoạt động thiết thực của tập thể nghệ sĩ như sưu tầm và sáng tác những bài ca, điệu múa; xây dựng các kịch bản mới; dàn dựng chương trình nghệ thuật đậm bản sắc đặc trưng nhưng không kém phần mới mẻ, phù hợp với nhịp sống hiện đại.

Nếu như với kịch dù kê "Sự tích Chôl Chnăm Thmây" đã làm nên một dấu ấn đẹp cho ngày Tết cổ truyền của đồng bào Khmer, thì đến lễ hội Sene Đolta sắp tới, đoàn đã lên kế hoạch chuẩn bị, tập luyện từ hơn 2 tháng nay để có một chương trình văn nghệ đặc sắc với hơn 10 suất biểu diễn phục vụ vừa mang ý nghĩa giáo dục, nhắc nhớ về lễ hội, vừa đậm tính tuyên truyền cho bà con tại hầu hết các huyện trong tỉnh.

Các nghệ sĩ trong một tiết mục biểu diễn chào mừng Sene Đolta.            

Ông Hữu Trung, Trưởng Đoàn Nghệ thuật Khmer, cho biết: "Với vai trò lãnh đạo đoàn, tôi cùng các anh em nghệ sĩ tìm tác phẩm thể hiện ý nghĩa của lễ, đó là nét đẹp văn hoá, cốt cách của người dân tộc từ xa xưa. Từ đó để người xem hiểu hơn về ngày lễ cúng ông bà thiêng liêng gắn với đạo hiếu chứ không nên gắn với những biến tướng ăn nhậu, vui chơi rườm rà. Trong quá trình dàn dựng, thông qua các tiết mục múa hát, xây dựng tiểu phẩm với các nhân vật điển hình, cách diễn xuất của diễn viên đã chuyển tải hết những ý nghĩa này".

Chính vì thế, bên cạnh những tiểu phẩm múa độc lập, bài ca với nội dung bám sát chủ đề của ngày hội, còn lồng ghép các bài cổ động tuyên truyền về an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, tiểu phẩm "Luật nhân quả" (tác giả Thạch Sokhol, Đạo diễn Hữu Trung) được xem như điểm nhấn của chương trình. Đây là tác phẩm mới được sáng tác trên những nền tảng đạo đức, triết lý nhân quả của Phật giáo và đưa vào biểu diễn lần đầu tiên, kết hợp đầy đủ các yếu tố lễ hội truyền thống, tâm linh và hiện đại, đề cao giá trị Sene Đolta, hướng thiện, ca ngợi những tấm gương, lối sống đẹp, răn đe những thói hư tật xấu trong xã hội, đồng thời xen lẫn tuyên truyền về an toàn giao thông... làm nên một Sene Đolta mới mẻ hơn so với các năm trước. Với sự kết hợp song song, vừa biểu diễn vừa thuyết minh bằng tiếng Việt nhằm mở rộng đối tượng phục vụ không chỉ đồng bào Khmer mà cả dân tộc Kinh đều dễ dàng thưởng thức và hiểu được ý nghĩa, thông điệp mà các tiết mục mang lại.

Theo Nghệ sĩ Thạch Sokhol, Trưởng Phòng Nghiệp vụ và Tổ chức biểu diễn, vở kịch ngắn "Luật nhân quả" gồm 4 cảnh: dưới âm cung, dưới gốc cây, trở lại âm cung, hồi tỉnh có thời lượng biểu diễn hơn 20 phút được anh sáng tác dựa trên truyền thuyết về Sene Dolta của Ấn Độ: Thời xa xưa, vào một đêm nhà vua nằm nghe rất nhiều tiếng kêu khóc, rên la. Không hiểu sự tình, người bèn đem chuyện lạ này hỏi đức Phật và nhận được lời giảng giải: đó chính là ông bà nhiều kiếp của đức vua, vì con cháu không cúng kiếng, vong linh chưa quá vãng nên đói khát mà khóc lóc. Nhà vua liền hỏi: Làm thế nào để có thể cứu độ những vong linh này? Đức Phật trả lời, phải sắm sửa lễ vật cúng dường, đến chùa hành lễ dâng cơm cho các tu sĩ, làm phước bố thí, hồi hướng công đức này cho các vong linh siêu thoát...

Tuy nhiên, kịch lại có sự lồng ghép giữa truyền thống và hiện đại một cách hợp lý để khán giả dễ thưởng thức, tăng tính "thật" của câu chuyện. Mạch kịch được dẫn dắt chủ yếu giống như một giấc mơ của nhân vật chính là cậu thanh niên trẻ tuổi, có lối sống bê tha truỵ lạc. Đến khi cha mẹ chết không lo cúng kiếng, mà tụ tập ăn chơi nhậu nhẹt rồi bị tai nạn giao thông, ngất xỉu đi, trong giấc mơ gặp cha mẹ nhưng cha mẹ không nghe thấy, liền đuổi theo xuống âm cung rồi được Diêm Vương giải thích đạo lý, cách sống ở đời để người thanh niên hiểu ra. Đến khi sực tỉnh, nhận được lời khuyên của khách đến thăm, chàng thanh niên nhận ra mọi lỗi lầm và quyết lòng sửa đổi, sống có ích, làm phước để mong báo hiếu cho cha mẹ và chuộc lại lỗi lầm của mình.

"Với việc đan xen giữa thực và ảo, kết hợp giữa triết lý sẵn có và hiện thực xã hội để phê phán lối sống bê tha, tác hại của tai nạn giao thông... sẽ phần nào mang lại tính giáo dục thiết thực cho người xem", Nghệ sĩ Thạch Sokhol bày tỏ.

Ông Hữu Trung cho biết thêm, qua các suất biểu diễn phục vụ đã thu hút được đông đảo khán giả. Hầu hết người xem đều rất phấn khởi bởi nét mới lạ, đồng thời chương trình cung cấp thêm được nhiều kiến thức mang tính truyền thống của đồng bào dân tộc mà do điều kiện hạn chế các nhà sư chưa có dịp giảng giải./.

Phúc Phúc

 

Cúp C1
上一篇:Hợp tác công tư PPP phát triển hạ tầng: Cách nào hấp dẫn nhà đầu tư?
下一篇:Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD