【bxh giải ngoại hạng trung quốc】Đền thờ Bác Hồ đầu tiên trên đất Cà Mau

Báo Cà Mau(CMO) Ngày 4/9/1969, được tin Bác mất thì 7 ngày sau (12/9/1969), Đền thờ Bác Hồ được dựng lên ở hậu Nà Chim, gần ngã ba Kinh Đào, ấp Trại Lưới, xã Viên An (trước đây)

Đền thờ Bác Hồ tại ấp Cái Xép, xã Đất Mũi là 1 trong 22 đền thờ Bác được Nhân dân Cà Mau - Bạc Liêu dựng  lên để tưởng nhớ công đức của Người.       Ảnh tư liệu                                                                                                           

Ông Nguyễn Tài Bá (Ba Long), ấp Cái Bát, xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân, nguyên cán bộ Tỉnh đội Cà Mau, kể lại: “Sáng 4/9/1969, tôi đang công tác tại một bộ phận Tỉnh đội Cà Mau, trong rừng đước huyện Ngọc Hiển, ông Ngô Văn Khá (Hai Khá), tổ trưởng một tổ Đảng ấp Trại Lưới, xã Viên An, huyện Ngọc Hiển (nay là ấp Biện Trượng, xã Đất Mới, huyện Năm Căn) cùng với người con trai, chống xuồng đến cơ quan, vừa  gặp tôi ông hỏi ngay:

- Chú và anh em ở đây có hay tin gì không?

Tôi hỏi:
- Nghe tin gì?

- Bác Hồ mất rồi! - Ông trả lời giọng run run, nước mắt tuôn trào.

- Bác mất hồi nào? - Tôi kêu lên.

- Mất hồi 9 giờ sáng hôm qua.

- Ủa, sao sáng nay tụi tôi bắt đài mà không nghe nói?

- Đài Hà Nội báo tin lúc 5 giờ - ông Hai Khá nói, rồi khóc ròng!

Anh em được tin xúm lại cả năm, sáu chục người, lúc đó có các đồng chí ở Tỉnh đội xuống. Tất cả đều khóc. Lát sau, ông Hai Khá lau nước mắt, nói với tôi:         

- Bây giờ có cách nào chú xin cho tôi một tấm ảnh Bác để tôi đem về nhà, tôi thờ!

 Tôi nói với ông:

- Anh đem ảnh Bác về để thờ thì cũng được, nhưng nếu anh em mình cùng thờ chung với nhau có được không? Có thể làm nhà thờ thờ Bác ở hậu Nà Chim, ngã ba Kinh Đào, gần nhà anh?

 Ông nói:

- Được. Như vậy thì hay quá rồi.

Chúng tôi họp lại nhau bàn kế hoạch. Rất may lúc đó có đồng chí Nguyễn Văn Tiến (Ba Một), Bí thư Xã uỷ Viên An và 4 đảng viên cùng dự. Đồng chí Bảy Lễ, cán bộ Tỉnh đội, lúc đó còn thanh niên, khóc quá trời, không tính toán gì được. Khi kế hoạch thống nhất rồi, em Sang là Trung đội trưởng, cha mẹ đều bị bọn Bình Hưng sát hại, trực tiếp dẫn anh em vào rừng đốn đước. Chúng tôi huy động trên chục lực lượng. Búa, cưa, đục, bào cơ quan có sẵn, lá lợp thì đi mua...

Ngày 4/9/1969, được tin Bác mất thì 7 ngày sau (12/9/1969), Đền thờ Bác Hồ được dựng lên ở hậu Nà Chim, gần ngã ba Kinh Đào, ấp Trại Lưới, xã Viên An (trước đây). Đền thờ làm thật gọn, mỗi cạnh hơn 4 mét, kê tán trên sàn cao. Ván lót sàn bằng gỗ đước. Hai đầu song dừng lá, phía sau đóng vách bằng ván mắm. Ông Hai Khá về nhà chở bộ tranh thờ ông bà vào và mua một chiếc lọ bằng sành để làm lư hương. Ảnh Bác Hồ được lộng trong khung to và làm bục cao để trưng lên giữa đền. Vợ chồng ông Ba Thu, nhà ở gần đền là người đến đền thắp hương mỗi ngày. Cán bộ, chiến sĩ và đồng bào khi đi ngang qua đều ghé đốt hương kính viếng Bác".

Khi được hỏi, ông còn nhớ điều gì có liên quan đến việc xây dựng đền thờ Bác Hồ ngay sau khi Bác mất? Ông Nguyễn Tài Bá nói: “Lúc đó rừng đước bạt ngàn, còn anh em làm bất kể ngày đêm. Những ngày dựng đền thờ, ông Hai Khá cứ khóc hoài. Tôi động viên: Thôi, anh hãy tỉnh táo để lo việc xây cất. Tôi cũng đau lòng lắm chớ. Công ơn của Bác biết lấy gì sánh được. Bác mất ai mà không đau đớn, nhưng anh phải ráng vượt qua để anh em tập trung làm thật tốt mới được...".

Xây dựng đền xong, ông Hai Khá về nhà mang ra con gà luộc và trà bánh, nhang đèn. Ông còn đem theo một bộ bình trà để trên bàn thờ. Ông sắm sẵn như vậy để bà con, anh em sau này đến cúng Bác. Khi tổ chức lễ tang, tất cả anh em trong cơ quan và bà con trong ấp đều đến thọ tang Bác. Lúc nghe đọc tiểu sử và Di chúc của Bác, mọi người đều khóc nức nở, hứa quyết tiêu diệt thật nhiều địch để báo đền công ơn trời biển của Bác. Sau này, vào những ngày 19/5 hoặc 2/9, bà con và anh em ở đây đều đến thắp hương, kể chuyện về Bác, nhiều người không cầm được nước mắt.

Bọn địch đánh hơi, tìm cách phá hoại đền thờ. Cán bộ, chiến sĩ Viên An xem việc đánh địch bảo vệ Đền thờ Bác Hồ là trách nhiệm thiêng liêng nhất. Tên Đại uý Chà, Trưởng đồn Ông Trang cứ đưa lính càn vào mấy lần nhưng chúng không sao đến được gần đền. Sau này tên Chà bị ta bắt, hắn khai rất rõ tội lỗi của hắn trong những lần tìm cách đánh phá Đền thờ Bác Hồ”.

Ông Nguyễn Tài Bá còn kể, dự kiến của mình là sẽ bàn với lãnh đạo xã Tân Hưng Tây, nơi ông giữ chức Bí thư Đảng uỷ sau ngày giải phóng và đang nghỉ hưu, vận động cán bộ hưu trí và bà con trong xã xây dựng một ngôi đền để thờ Bác Hồ tại trung tâm xã. “Mỗi người một ít, góp gió làm bão, nhất định sẽ làm được”, ông nói như một lời tuyên thệ.

Ý tưởng và việc làm của ông Ngô Văn Khá, của ông Nguyễn Tài Bá cùng đồng bào, đồng chí vùng cuối trời Tổ quốc khác nào những viên ngọc sáng ngời về tấm lòng người Cà Mau đối với Bác Hồ, vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam ngay khi Bác vừa qua đời./.

Trường Sơn Đông 

Nhà cái uy tín
上一篇:Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Bắc Kạn về bảo vệ rừng
下一篇:Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội