当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【la paz vs】Cho vay lại ODA, vay ưu đãi: Sẽ không còn tình trạng “cha chung không ai khóc”

cho vay lai oda vay uu dai se khong con tinh trang cha chung khong ai khoc

bà Nguyễn Xuân Thảo - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính)

Đối với vấn đề cho vay ODA, vay ưu đãi, tới đây, Chính phủ tiếp tục tăng cường các giải pháp quản lý, trong đó giảm cơ chế cấp phát, chuyển sang cho vay lại. Vậy quy định về cho vay lại các nguồn vốn ưu đãi, vốn ODA sẽ được thay đổi như thế nào, thưa bà?

- Hiện nay, Bộ Tài chính đang giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng các dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Quản lý nợ công sửa đổi, trong đó có Nghị định hướng dẫn về cho vay lại, vay ưu đãi vốn nước ngoài của Chính phủ.

Để thực hiện nguyên tắc đổi mới của Luật Quản lý nợ công trong việc quản lý rủi ro tài khóa trong hoạt động cho vay lại, dự thảo Nghị định quy định cụ thể hơn cơ chế cho vay lại theo hướng quản lý chặt chẽ quy mô cho vay lại, việc xây dựng hạn mức cho vay lại 5 năm, kế hoạch cho vay lại hàng năm, theo định hướng giảm cho vay lại ở các lĩnh vực truyền thống, cho vay lại dự án đầu tư của doanh nghiệp và sẽ tăng cường cho vay lại những dự án chủ yếu là cấp phát đối với chính quyền địa phương và cho vay lại đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Dự thảo Nghị định cũng chú trọng hơn đến khía cạnh quản lý rủi ro đối với các khoản cho vay lại.

Nếu như những quy định này được thông qua sẽ góp phần tăng cường an toàn tài khóa trong lĩnh vực cho vay lại, góp phần đảm bảo an toàn nợ công, đảm bảo tính bền vững của hoạt động cho vay lại.

Cho vay lại ắt sẽ xuất hiện rủi ro. Như bà vừa nói, khía cạnh quản lý rủi ro cũng được chú trọng hơn trong các quy định mới. Vậy việc quản lý và xử lý rủi ro sẽ được thực hiện như thế nào, thưa bà?

- Như tôi đã nói, dự thảo Nghị định rất chú trọng quy định về quản lý rủi ro theo nguyên tắc đã quy định trong Luật Quản lý nợ công. Cụ thể như về vấn đề thẩm định cho vay lại, cơ quan thẩm định cho vay lại; hồ sơ thẩm định; quy trình thẩm định và quy định việc hoàn thành thẩm định là điều kiện thẩm định để đàm phán, ký kết khoản vay, áp dụng dự phòng rủi ro cho vay lại và mở rộng cơ chế cho vay lại trong cơ quan cho vay lại chịu hoàn toàn rủi ro tín dụng đối với các dự án đầu tư công cũng mang tính chất sản xuất kinh doanh.

Các yêu cầu về giá trị tài sản bảo đảm khoản vay cũng được quy định lên mức tới 120% trị giá khoản vay so với mức 100% hiện nay. Yêu cầu các chủ dự án, bên vay lại mua bảo hiểm đối với tài sản bảo đảm tiền vay, quy định bên vay lại báo cáo tình hình thực hiện khoản vay thì cũng phải báo cáo tình hình quản lý tài chính nói chung của bên vay lại, cũng như tình hình nợ. Nếu để xảy ra các khoản nợ quá hạn với các chủ nợ khác thì sẽ phải báo cáo để cơ quan cho vay lại chủ động quản lý trong tình trạng rủi ro.

Chúng tôi cũng có kiến nghị các giải pháp đối với danh mục nợ, danh mục cho vay lại như là phân loại nợ, áp dụng các biện pháp, chế tài khác nhau, các nhóm nợ khác nhau, đối với các bên vay lại mà để phát sinh nợ quá hạn tùy mức độ thì sẽ bị chịu các chế tài như quản lý doanh thu, dừng các khoản vay mới.

Dự thảo Nghị định cũng kiến nghị các trường hợp, điều kiện thủ tục để xử lý các khoản nợ có vấn đề như giải pháp gia hạn nợ, về khoanh nợ, xóa nợ, quy định rõ nguồn vốn để xử lý trong trường hợp các khoản nợ gặp khó khăn.

Hy vọng nếu giải pháp này được thông qua sẽ góp phần bảo đảm an toàn nợ, rủi ro tài khóa, trong hoạt động cho vay lại với ngân sách nhà nước, cũng như tăng tính bền vững của hoạt động cho vay lại.

Vậy xin bà cho biết, trách nhiệm của bên vay lại như thế nào đối với các khoản cho vay lại? Bộ Tài chính có chế tài gì để tránh tình trạng “cha chung không ai khóc” đối với các khoản vay?

- Về trách nhiệm của bên vay lại là chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đã được quy định rõ trong Luật Quản lý nợ công. Đó là: Bên vay lại có trách nhiệm sử dụng vốn vay đúng mục đích, đảm bảo trả nợ đúng hạn, thế chấp tài sản và chế độ báo cáo,… Các nguyên tắc đó đã được cụ thể hóa trong dự thảo Nghị định đồng thời bổ sung thêm các quy định như trách nhiệm của người quyết định đầu tư; trách nhiệm của người đứng đầu cho vay lại khi thẩm định quyết định đầu tư thì phải thẩm định kỹ về hiệu quả dự án đầu tư; thẩm định kỹ khả năng trả nợ; đảm bảo các giả định đưa ra về doanh thu, chi phí phải có căn cứ, có tính khả thi.

Bên vay lại là chính quyền địa phương, là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công phải đảm bảo kiểm soát giải ngân thông qua cơ quan cho vay lại, phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, bên cạnh đó đối chiếu số liệu thường xuyên đối với cơ quan cho vay lại; phải tuân thủ một số chế tài trong trường hợp vi phạm như: Không được đề xuất các khoản vay mới; phải chịu sự quản lý dòng tiền của dự án, của doanh thu trong trường hợp phát sinh nợ quá hạn; phải mua bảo hiểm cho các tài sản bảo đảm.

Chúng tôi hy vọng với những quy định như vậy thì trách nhiệm của các cơ quan sẽ được quy định rõ hơn, sẽ được tăng cường và sẽ không xảy ra tình trạng “cha chung không ai khóc” theo nguyên tắc người sử dụng vốn phải có trách nhiệm trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Cơ quan cho vay lại đối với chính quyền địa phương là Bộ Tài chính, cơ quan thẩm định với cho vay lại các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập là cơ quan được Bộ Tài chính ủy quyền thì những cơ quan đó có trách nhiệm thẩm định hồ sơ về khả năng trả nợ của dự án; thẩm định về năng lực tài chính của người vay lại để đảm bảo khoản cho vay lại này khả thi.

Xin cảm ơn bà!

分享到: