【đội hình chaves gặp f.c. porto】Khơi thông nguồn vốn hỗ trợ hợp tác xã

时间:2025-01-13 17:09:06来源:Empire777 作者:La liga
Tránh “xin-cho”,ơithôngnguồnvốnhỗtrợhợptácxãđội hình chaves gặp f.c. porto trục lợi chính sách trong phát triển kinh tế tập thể
Hợp tác xã “khát” vốn
NHNN hướng dẫn hỗ trợ lãi suất 2% khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú phát biểu tại hội thảo.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú phát biểu tại hội thảo.

Dư nợ tín dụng khiêm tốn

Phát biểu tại hội thảo khoa học: Tín dụng HTX – Thực trạng và giải pháp do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức vào ngày 2/3, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, qua nhiều năm phát triển, các HTX đã có bước phát triển cả số lượng và chất lượng, đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, tăng kim ngạch xuất khẩu, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp…

Theo số liệu điều tra, khảo sát của Liên minh HTX Việt Nam, trong những năm tới, nhu cầu về vốn phát triển sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tập thể, HTX có thể lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng mỗi năm và có xu hướng tăng để đáp ứng yêu cầu phát triển, tăng sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập.

Phó Thống đốc nhận định, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn hoạt động đã khẳng định, để mô hình HTX hoạt động hiệu quả, nguồn vốn, đặc biệt là vốn tín dụng ngân hàng được xem là nhân tố quan trọng.

Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), đã có trên 40 tổ chức tín dụng tham gia cho vay kinh tế tập thể, HTX. Dư nợ cho vay đến cuối năm 2022 đạt khoảng 6.500 tỷ đồng (giảm 12,45% so với cuối năm 2021), với gần 1.200 HTX, Liên hiệp HTX còn dư nợ. 67% dư nợ là vay vốn ngắn hạn để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, còn lại là vay trung và dài hạn. Dư nợ cho vay chủ yếu tập trung ở nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước chiếm trên 70%.

Với kết quả này, đại diện Vụ Tín dụng các ngành kinh tế đánh giá, đầu tư tín dụng cho kinh tế tập thể, HTX chưa cao, nhưng thực chất tín dụng có thể cao hơn do còn cho vay dưới hình thức khoản vay của cá nhân thành viên HTX. Trong khi đó, Phó Thống đốc NHNN cho rằng, so với tổng dư nợ toàn nền kinh tế là 12 triệu tỷ đồng thì dư nợ cho vay HTX còn khiêm tốn.

Nói về nguyên nhân, đại diện Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho rằng, chủ yếu xuất phát từ nội tại hoạt động của HTX. Nhiều HTX còn hạn chế trong quản trị, điều hành, hiệu quả hoạt động yếu kém, sản xuất chưa gắn với thị trường tiêu thụ, chưa có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả; chưa chuyển đổi mô hình hoạt động theo Luật HTX 2012 hoặc chỉ chuyển đổi về mặt hình thức, thiếu vốn tự có, không có tài sản bảo đảm… Hơn nữa, một số HTX sử dụng không hiệu quả nguồn vốn vay, sử dụng vốn vay sai mục đích, nợ quá hạn kéo dài, có tâm lý ỷ lại, trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước.

Từ góc độ HTX, ông Phạm Công Bằng, Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển HTX Việt Nam cho hay, thực tế chỉ có khoảng 2% số HTX trong cả nước tiếp cận được vốn tín dụng, nhiều HTX phải vay trên thị trường phi chính thức và tín dụng "đen" với lãi suất cao, thời hạn rất ngắn. Nguyên nhân bởi số HTX hoạt động có hiệu quả chỉ chiếm 45%, nên khả năng đáp ứng các điều kiện của ngân hàng còn hạn chế. Ngoài ra, đa số HTX không có dự phòng tài chính, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Cần "bàn tay" hỗ trợ

Từ những khó khăn trên, một số ý kiến cho rằng cần phải có “bàn tay” của nhà nước để nâng đỡ, hỗ trợ HTX phát triển, trong đó các ngân hàng nên nhìn nhận HTX khác doanh nghiệp khi đưa ra những điều kiện về vay vốn. Đại diện Liên minh HTX Việt Nam nêu kiến nghị các tổ chức tín dụng cần vận dụng tối đa những quy định về ưu đãi tín dụng đối với HTX, tạo điều kiện để các HTX được vay vốn. Tuy nhiên, các HTX cũng phải nâng cao chất lượng, minh bạch hóa tình hình tài chính… làm tiền đề để thuyết phục các tổ chức tín dụng khi vay vốn.

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho rằng, ngân hàng có thể đưa ra những điều kiện ưu tiên, dành riêng cho mô hình HTX. Để làm được điều này cần các văn bản chỉ đạo từ NHNN, Chính phủ hoặc cao hơn để khơi thông nguồn lực vào HTX, trong đó có nguồn lực từ ngân hàng.

Dẫn kinh nghiệm quốc tế, Phó Thống đốc NHNN cho hay, tại Italia, một HTX sản xuất giày da có vốn điều lệ 12 triệu USD, trong đó ngân hàng là một thành viên của HTX để vừa quản lý vốn vay, vừa là động lực tạo lợi ích.

Viện Chiến lược ngân hàng (NHNN) cũng đưa ra một số kinh nghiệm quốc tế về việc thúc đẩy tín dụng cho HTX. Chẳng hạn, tại Hàn Quốc, Chính phủ đã thiết lập Liên hiệp HTX nông nghiệp quốc gia hay chương trình tín dụng tương hỗ, từ đó huy động một khối lượng lớn tiền gửi trong khu vực đô thị và cung cấp tín dụng tới các thành viên HTX nông nghiệp.

Tại Thái Lan, Chính phủ đã hỗ trợ trực tiếp vay tín dụng cho HTX thông qua Ngân hàng nông nghiệp và HTX Thái Lan với lãi suất cho vay 4,5%/năm (so với 10% lãi suất vay từ ngân hàng TMCP); chấp thuận một khoản ngân sách hỗ trợ HTX vay tín chấp và thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay với lãi suất 0%, thời gian cho vay tối đa 20 năm và HTX bắt đầu trả nợ từ năm thứ 3 sau khi nhận khoản vay đầu tiên...

Tại Nhật Bản, Chính phủ yêu cầu các ngành tài chính, thương nghiệp giúp đỡ về vốn, kỹ thuật, tư liệu sản xuất… để giúp các HTX hoạt động nhưng không làm ảnh hưởng đến tính tự chủ và độc lập của HTX.

Hơn nữa, nghiên cứu của Viện Chiến lược ngân hàng cho rằng, để hỗ trợ tài chính cho HTX hình thành và phát triển, ngoài tín dụng, Nhà nước có thể sử dụng chính sách thuế, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước, công trình thủy lợi… hay dùng một phần ngân sách để tạo lập một hệ thống các quỹ hỗ trợ tài chính.

相关内容
推荐内容