当前位置:首页 > La liga

【ti so cadiz】Thời của BRICS

thoi cua brics

Nhóm BRICS ngày càng đóng vai trò lớn trên thế giới

Nhà kinh tế Jim O'Neil thuộc ngân hàng Goldman Sachs đã từng dự đoán thập kỷ tiếp sau vụ 11-9 sẽ được đánh dấu không phải bởi sự thống trị của một siêu cường duy nhất trên thế giới hay cuộc chiến chống khủng bố,ờicủti so cadiz mà bởi sự vươn lên của bốn nền kinh tế thị trường lớn là Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Brazil, được gọi là nhóm BRICS. Khi O'Neil nghĩ ra cụm từ viết tắt BRICS, 4 cường quốc đang lên này mới chỉ chiếm 8% kinh tế thế giới. Mười năm sau, nhóm BRICS đã tăng trưởng ngoài sức tưởng tượng ngay cả của O'Neil, chiếm gần 20% kinh tế toàn cầu. Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ 2 thế giới, trong khi Anh - đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố kéo dài 1 thập kỷ qua - đã rớt khỏi Top 5 và bị Brazil qua mặt. Ấn Độ và Nga cũng đứng không xa đằng sau.

Joseph Nye, cựu Thứ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Mỹ, cựu Chủ tịch Hội đồng tình báo quốc gia và hiện là Giáo sư về quan hệ quốc tế tại trường Đại học Harvard, nói: "Trong phần lớn những năm đầu thế kỷ này, khi nền kinh tế thế giới đã dần chuyển trọng tâm sang châu Á, nước Mỹ vẫn bận rộn với cuộc chiến sai lầm ở Trung Đông". Ông cho rằng những hành động của Mỹ đã làm ảnh hưởng trầm trọng "quyền lực mềm" của họ về ngoại giao, các giá trị và văn hóa, đồng thời làm chệch hướng và rốt cuộc làm suy yếu "quyền lực cứng" về quân sự và kinh tế của họ. Trước khi xảy ra vụ tấn công khủng bố, nợ quốc gia của Mỹ là 5.800 tỷ USD và 1 thập kỷ sau tăng vọt lên 14.700 tỷ USD.

Mỹ không phải là cường quốc phương Tây duy nhất thực hiện các biện pháp mạnh. Cũng như Tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush, Thủ tướng Anh Tony Blair đã coi vụ tấn công 11-9 là thời khắc quyết định. Điều đó đã khiến ông Blair và đất nước của ông tham gia vào cuộc chiến tại Iraq và sau đó là tại Afghanistan, những hành động quân sự mạo hiểm đầy tốn kém này có thể rút cục chẳng đem lại nhiều ý nghĩa hơn cho nước Anh so với những mối đe dọa mà nước này phải đối mặt từ một trật tự kinh tế thế giới đang thay đổi nhanh chóng, cũng như các khó khăn tài chính trong nước.

Ian Bremmer, Chủ tịch Nhóm tư vấn nguy cơ chính trị Eurasia, nói: "Năm 2008 là thời điểm bắt đầu. Trước đó, Trung Quốc chỉ được coi là một thị trường đang lên". Tuy nhiên, đến năm 2011, khi châu Âu lâm vào cuộc khủng hoảng nợ, các nhà lãnh đạo phải cầu cứu Trung Quốc mua chứng khoán của khu vực đồng euro - một cảnh tượng khó có thể hình dung hồi thế kỷ 20.

Trật tự ngoại giao cũng thay đổi. Khi phải cứu vãn một thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu tại Copenhagen, Đan Mạch, năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã vào phòng họp với các lãnh đạo không phải từ các nước phát triển G-8 khác mà từ các nước đang lên là Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi - thành viên cuối trong nhóm BRICS mở rộng đối trọng với các cường quốc cũ.

Sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của BRICS hiện đang chuyển thành sức mạnh quân sự lớn hơn, và sự suy yếu của nền tài chính phương Tây được phản ánh qua sự cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu cho quốc phòng.

Nhà kinh tế O'Neill cho rằng vụ tấn công 11-9 và hậu quả của nó đã đóng một vai trò trong việc hình thành cách tiếp cận mới quyết đoán của BRICS trên thế giới. Ông nói: "Những gì mà thảm họa ấy có thể đã làm được trong chừng mực nào đó là gieo rắc mối nghi ngờ về sức mạnh của Mỹ và các nước nhận thấy sự cần thiết phải tự đứng trên đôi chân của mình".

Cẩm Tuyến

分享到: