Xin ông cho biết,ệpcầnchuyểntừcạnhtranhbằnggiásangchấtlượnhận định atlanta đâu là những nguyên nhân mấu chốt khiến hàng hóa XK của Việt Nam ngày càng phải đối mặt với nhiều biện pháp phòng vệ thương mại hơn từ các thị trường NK? - Trong bối cảnh tiến trình tự do hoá thương mại toàn cầu ngày càng sâu rộng, các hàng rào thương mại truyền thống như thuế quan dần dần được dỡ bỏ, các cam kết mở cửa thị trường được đẩy mạnh cùng với sự gia tăng của các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, đây được xem như là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng được sử dụng nhiều như một công cụ hợp pháp để bảo hộ sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, tính chu kỳ của các nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến sự gia tăng của các biện pháp phòng vệ thương mại. Các chuyên gia pháp lý về thương mại quốc tế đã chỉ ra rằng, số lượng các vụ việc phòng vệ thương mại xảy ra nhiều hơn trong thời kỳ suy thoái và khủng hoảng kinh tế. Khi đó, các ngành sản xuất trong nước bị suy giảm có xu hướng viện đến các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích của mình. |
Theo Bộ Công Thương, tính đến ngày 15/10, có 141 vụ việc phòng vệ thương mại được khởi xướng điều tra bởi 18 quốc gia và vùng lãnh thổ đối với hàng hoá XK của Việt Nam. Trong số đó, Hoa Kỳ là nước khởi xướng điều tra nhiều nhất (27 vụ, chiếm khoảng 20%), thứ hai là Thổ Nhĩ Kỳ (20 vụ, chiếm khoảng 15%); thứ ba là Ấn Độ (17 vụ, chiếm khoảng 12%) và thứ tư là EU (14 vụ, chiếm khoảng 11%). Dẫn đầu là các vụ việc điều tra chống bán phá giá (81 vụ việc, chiếm 60%), tiếp đó là các vụ việc tự vệ (27 vụ, chiếm 18%), thứ ba là các vụ việc chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (19 vụ việc, chiếm 13%) và cuối cùng là các vụ việc chống trợ cấp (14 vụ việc, chiếm 9%). Các mặt hàng chịu nhiều biện pháp PVTM nhất phải kể tới là thủy sản (tôm, cá ba sa), sắt, thép... | |
Xét ở góc độ chủ quan, khi XK của Việt Nam tăng nhanh, hàng hóa XK của Việt Nam sẽ đứng trước rủi ro cao hơn phải đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước NK. Trong các vụ kiện phòng vệ thương mại từ trước tới nay, công tác kháng kiện của các ngành hàng, DN còn chưa hiệu quả. Một số ý kiến cho rằng, mấu chốt là bởi năng lực ứng phó của DN Việt Nam với các vụ kiện này còn yếu? Quan điểm của ông như thế nào? - Kết quả công tác kháng kiện có khả quan hay không phụ thuộc vào nhiều lý do chủ quan, khách quan. Như đã nói, hiện nay trào lưu bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương vẫn tiếp tục song hành cùng với tiến trình tự do hóa thương mại, do đó việc kháng kiện thành công một vụ việc không đơn giản, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa DN, hiệp hội và Chính phủ. Tuy nhiên, cũng có thể nhìn nhận rằng công tác kháng kiện của các ngành hàng, DN trong nước còn chưa hiệu quả do năng lực ứng phó còn yếu so với đối thủ nước ngoài. Có thể nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Thứ nhất, mức độ hiểu biết của đa số các DN Việt Nam về phòng vệ thương mại còn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm kháng kiện, chưa có kế hoạch đầu tư hợp lí vào việc kháng kiện, chưa có chiến lược, định hướng rõ ràng, quyết tâm và chuyên nghiệp khi kháng kiện. Thứ hai, năng lực tài chính của các DN Việt Nam còn yếu, trong khi chi phí để kháng kiện rất cao, để thành công có thể cần phải thuê luật sư tư vấn dày dạn kinh nghiệm từ chính nước khởi xướng điều tra. Thứ ba, nhiều DN chưa đáp ứng yêu cầu của cơ quan điều tra trong việc cung cấp tài liệu, số liệu, hệ thống lưu giữ tài liệu, hợp đồng, dữ liệu, hoá đơn chưa đầy đủ, khoa học và hệ thống. Thứ tư, một số DN còn tâm lí né tránh, không tham gia hoặc tham gia không đầy đủ vào công tác kháng kiện trong khi sự tham gia vào toàn bộ quá trình giải quyết vụ việc lại có vai trò quyết định cơ hội thành công cho DN. Ông có khuyến cáo gì cho DN Việt để hạn chế thấp nhất việc bị khởi kiện phòng vệ thương mại, đồng thời gia tăng khả năng thành công khi tham gia vào các vụ kiện? - Thứ nhất, các DN nên tự bảo vệ mình bằng cách trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về pháp luật phòng vệ thương mại. Thứ hai, DN nên thường xuyên có hoạt động trao đổi thông tin với hiệp hội và cơ quan quản lý nhà nước nhằm nắm bắt được những thông tin cảnh báo sớm về khả năng bị khởi kiện tại thị trường XK, từ đó lên phương án điều chỉnh hoạt động kinh doanh để tránh bị khởi kiện. Thứ ba, để tạo điều kiện thuận lợi cho mình trong việc tham gia các vụ kiện phòng vệ thương mại, các DN Việt Nam cần phải củng cố quan hệ với các bạn hàng, đối tác bên phía nước ngoài vì nhóm những đối tác này cũng là một bên có lợi ích bị ảnh hưởng bởi vụ việc điều tra phòng vệ thương mại. Thứ tư, nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ bị khởi kiện điều tra phòng vệ thương mại từ các nước khác, DN cần đa dạng hoá thị trường, tìm kiếm thị trường XK mới, đa dạng hoá sản phẩm, tránh tăng trưởng XK quá nóng vào một thị trường, chuyển dần từ chiến lược cạnh tranh bằng giá sang cạnh tranh bằng chất lượng và thương hiệu. Như chúng ta thấy phần lớn các sản phẩm bị điều tra thường rơi vào những mặt hàng sử dụng nhiều lao động, sản xuất hàng loạt, sử dụng nhiều tài nguyên môi trường, giá rẻ… với lượng giá trị gia tăng không cao. Do đó, DN cần tăng cường công tác nghiên cứu, phát triển, mở rộng sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn bằng cách đầu tư công nghệ, thiết bị máy móc để nâng cao chất lượng và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm XK. Thứ năm, khi vụ việc đã được khởi xướng điều tra, DN XK cần tích cực tham gia vào công tác kháng kiện, hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra để tránh trường hợp cơ quan điều tra sử dụng dữ liệu sẵn có bất lợi để tính toán biên độ phá giá, trợ cấp. Thông thường, mức thuế được tính trên dữ liệu sẵn có bất lợi này rất cao, có thể dẫn tới việc DN hoàn toàn mất khả năng cạnh tranh và buộc phải rút khỏi thị trường. Cuối cùng, khi phải đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại, DN XK nên giữ liên lạc, phối hợp chặt chẽ với hiệp hội ngành hàng và cơ quan quản lý nhà nước – cụ thể là Cục Phòng vệ thương mại nhằm lên các phương án đối phó, chiến lược cho công tác kháng kiện cũng như công tác vận động hành lang để đạt được kết quả tốt nhất cho vụ kiện. Xin cảm ơn ông! |