搜索

【bảng xếp hang ý】Năm mới, đón thời cuộc mới của thị trường tiền tệ

发表于 2025-01-10 09:26:51 来源:Empire777

Những điểm nhấn trong năm 2021

Giảm lãi suất cho vay và giãn,ămmớiđónthờicuộcmớicủathịtrườngtiềntệbảng xếp hang ý hoãn nợ là những điểm nhấn đáng chú ý nhất trong hoạt động tiền tệ - ngân hàng trong năm 2021. Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết đã liên tiếp 3 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Các ngân hàng thương mại cũng đã tiết giảm tối đa chi phí hoạt động, dành nguồn lực để giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng. Đến nay, mặt bằng lãi suất vay giảm khoảng 1,66%/năm so với trước dịch.

Một động thái giảm lãi suất có tính cộng đồng cao của các ngân hàng diễn ra trong năm 2021 là cam kết của 16 ngân hàng thành viên Hiệp hội Ngân hàng. Đây là động thái của các ngân hàng nhằm thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng

Theo đó, 16 ngân hàng cam kết trong giai đoạn từ 15/7/2021 đến hết năm 2021, với tổng số tiền lãi giảm cho khách hàng ước tính 20.613 tỷ đồng. Riêng các ngân hàng thương mại nhà nước (Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank) tiếp tục cam kết dành riêng gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng để giảm lãi suất, giảm 100% các loại phí dịch vụ ngân hàng trong thời gian giãn cách cho khách hàng tại các địa phương đang thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài lãi suất, các ngân hàng cũng đang thay đổi quy trình thủ tục cho vay theo hướng thuận tiện, nhanh chóng hơn. Ông Lê Anh Tuấn - Phó Tổng giám đốc Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) cho biết, để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn vay một cách đơn giản, dễ dàng, CIC đã triển khai Cổng thông tin kết nối khách hàng vay. Cổng thông tin cho phép người dân, doanh nghiệp đăng ký nhu cầu vay và tra cứu thông tin tín dụng của bản thân. Đến nay, cổng thông tin đã trở thành cầu nối giữa người dân với các tổ chức tín dụng, bước đầu đã mang lại những lợi ích đáng kể cho cả khách hàng và ngân hàng.

Ngoài câu chuyện lãi suất, điểm nhấn tiếp theo của thị trường tín dụng - tiền tệ trong năm 2021 là các quy định mới, cũng như thực tiễn thực thi việc giãn, hoãn nợ của các ngân hàng cho khách hàng bị ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Thị trường tiền tệ bước vào năm 2022 mở ra một chặng đường mới với nhiều kịch bản khó lường.
Thị trường tiền tệ bước vào năm 2022 mở ra một chặng đường mới với nhiều kịch bản khó lường.

Điểm đáng chú ý về mặt chính sách, Thông tư 03/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Chính sách liên quan vấn đề này tiếp tục được cập nhật, chỉnh sửa, thể hiện ở việc Thông tư 14/2021/TT-NHNN đã được ban hành chỉ sau khi Thông tư 03 ban hành vài tháng.

Một trong những điểm đáng quan tâm trong Thông tư 14 là việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng thực hiện đến ngày 30/6/2022 (kéo dài thêm 6 tháng so với Thông tư 01 và Thông tư 03). Đánh giá chung qua thực tế áp dụng Thông tư 14, ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho biết, nội dung như hiện nay của Thông tư 14 là khá phù hợp, ban hành kịp thời và sẽ có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề trước mắt hiện nay, tháo gỡ phần lớn những lo lắng của các ngân hàng và doanh nghiệp vay vốn.

Dự cảm năm 2022

Trước thềm năm 2022, nền kinh tế đối diện với những thách thức và cơ hội mới đan xen và thị trường tiền tệ đang bước vào năm 2022 mở ra một chặng đường mới với nhiều kịch bản khó lường.

Cơ hội lớn với thị trường tiền tệ là kỳ vọng chung của sự phục hồi kinh tế sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Nền kinh tế tăng tốc trở lại sẽ giúp cho nhu cầu tín dụng tăng mạnh có thể sẽ tạo thuận lợi cho các ngân hàng đẩy mạnh tín dụng, phát triển mạnh mẽ hoạt động kinh doanh.

Thị trường dịch vụ thanh toán đang rộng mở

Thị trường dịch vụ thanh toán đang rất rộng mở trước thềm năm 2022 khi Chính phủ đã chính thức ban hành Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025.

Trong đó, đề án đặt ra mục tiêu giá trị thanh toán không dùng tiền mặt đến năm 2025 sẽ gấp 25 lần GDP, thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%...

Mục tiêu giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt 20 - 25%/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt 50 - 80%/năm và giá trị giao dịch đạt 80 - 100%/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân số lượng và giá trị giao dịch qua kênh Internet đạt 35 - 40%/năm…

Tuy nhiên, bên cạnh những kỳ vọng lớn phía trước, nhiều nỗi lo lắng cũng đặt ra. Trong đó, những yếu tố quan ngại đã được lường trước khi bước sang năm mới Nhâm Dần là nỗi lo lạm phát và nợ xấu tiềm ẩn.

Tình hình lạm phát đang diễn ra tại nhiều khu vực có sức ảnh hưởng lớn về kinh tế trên thế giới như Mỹ, châu Âu… tuy chưa ảnh hưởng tới Việt Nam trong năm 2021, nhưng nhiều chuyên gia kinh tế đã cảnh báo sự ảnh hưởng có khoảng trễ và “điểm rơi” có thể diễn ra và đầu hoặc giữa năm 2022.

Trước thềm năm 2022, việc kiểm soát lạm phát đối mặt với nhiều áp lực kết hợp từ cả yếu tố cầu kéo và chi phí đẩy như: xu hướng tăng của giá nguyên, nhiên, vật liệu thế giới; khả năng phục hồi của giá thực phẩm, đặc biệt là thịt gia súc và gia cầm tươi sống trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục ở mức cao. Ngoài ra, chuỗi cung ứng trong nước và thế giới phục hồi chậm so với tốc độ tăng của tổng cầu cũng có thể khiến giá cả hàng hóa tăng; kinh tế nếu phục hồi trong năm 2022 dưới tác động của các gói hỗ trợ khiến nhu cầu tiêu dùng, đầu tư gia tăng, gây sức ép lên giá cả.

Trong khi đó về vấn đề nợ xấu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cũng cho biết, nợ xấu của các tổ chức tín dụng có nguy cơ gia tăng, trong khi thời gian qua các ngân hàng giảm lãi suất bằng chính các nguồn lực tài chính của mình. Do đó, việc gia tăng nợ xấu nếu xảy ra thì chính bản thân các tổ chức tín dụng sẽ phải dùng nguồn lực tài chính của mình để xử lý nợ xấu, mà tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng nếu suy giảm sẽ ảnh hưởng đến hệ thống.

Để có nền tảng pháp lý chuẩn bị cho việc xử lý nợ xấu giai đoạn 2022 và các năm tới, giới ngân hàng và các chuyên gia cũng đặt kỳ vọng sẽ tiếp tục xây dựng Luật xử lý nợ xấu trên cơ sở kế thừa Nghị quyết số 42/2017/QH14 (Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu). Bà Nguyễn Minh Hằng - Trưởng Bộ môn Luật tài chính Đại học Luật Hà Nội cho biết, quan điểm luật hóa những nội dung còn phù hợp tại Nghị quyết 42 là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, việc xây dựng luật thời gian tới cũng cần quan tâm việc nhất thể hóa các văn bản luật xử lý nợ xấu hiện nay, giải quyết được các vấn đề còn chồng chéo nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác.

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【bảng xếp hang ý】Năm mới, đón thời cuộc mới của thị trường tiền tệ,Empire777   sitemap

回顶部