Ông cho rằng,ảLàoCampuchiacũngápthuếtiêuthụđặcbiệtvớinướcngọdự đoán trận bayern munich cần hiểu rõ bản chất thuế TTĐB và mục tiêu là bảo vệ sức khỏe con người.
PV: Dự thảo sửa đổi Luật Thuế TTĐB đã bổ sung nước ngọt vào diện chịu thuế. Theo Bộ Tài chính, việc đưa nước ngọt vào diện chịu thuế là để định hướng tiêu dùng, vì đồ uống có đường không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng, do đó không khuyến khích. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
- Ls Hoàng Sơn: Thời gian gần đây, có thể nói Bộ Tài chính là cơ quan đang tạo ra nhiều sự quan tâm của các chuyên gia kinh tế, pháp lý, tài chính và của cả xã hội, bởi mỗi một sắc thuế được ban hành sẽ trực tiếp, hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Trong dự thảo sửa đổi luật về thuế TTĐB, có bổ sung một số đối tượng chịu thuế, cụ thể ở đây là nước ngọt. Quan điểm của tôi là đồng tình với việc đưa nước ngọt vào diện chịu thuế TTĐB. Việc bổ sung thêm đối tượng chịu thuế, tất nhiên giai đoạn đầu có thể sẽ gặp phải nhiều ý kiến không đồng tình. Tuy nhiên, chúng ta phải có cái nhìn về lâu dài, hiểu bản chất và mục tiêu của thuế TTĐB.
Nước ngọt là hàng hoá có sự ảnh hưởng đến sức khoẻ con người (tất nhiên là không ảnh hưởng ngay). Về vấn đề này các chuyên gia y tế, ngay cả Tổ chức Y tế thế giới cũng đã cảnh báo về sự ảnh hưởng của nó về các bệnh như: béo phì, tiểu đường, tim mạch… Các nước như Pháp, Hà Lan, Anh… đã áp dụng thuế này từ lâu rồi. Nói như vậy có thể mọi người sẽ nói: đừng so sánh Việt Nam với những nước đó vì điều kiện kinh tế, xã hội và chất lượng cuộc sống của họ cao hơn ta rất nhiều, nhưng ngay trong khu vực chúng ta cũng thấy các nước như Thái Lan, Campuchia, Lào… họ cũng đã áp dụng thuế này đối với sản phẩm nước ngọt rồi.
|
Do vậy, việc đưa nước ngọt vào diện chịu thuế TTĐB, theo quan điểm của tôi là phù hợp. Từ việc đánh thuế như vậy, chúng ta sẽ giúp cho người tiêu dùng có sự lựa chọn sản phẩm phù hợp nhằm đảm bảo cho sức khoẻ của mình.
PV: Dự thảo có đề xuất thay đổi giá tính thuế TTĐB đối với ô tô, theo đó sẽ không tính thuế TTĐB với phần giá trị gia tăng của các linh kiện sản xuất trong nước để khuyến khích nội địa hóa và phù hợp với chiến lược sản xuất ô tô. Ông thấy đề xuất này có hợp lý không?
- Ls Hoàng Sơn:Với một đất nước có 93 triệu dân, theo thống kê đến nay bình quân chỉ khoảng 16 xe ô tô/1.000 dân, tỷ lệ này là thấp so với các nước trong khu vực như: Malaysia (341 xe/1.000 dân), Thái Lan (196 xe/1.000 dân) và Indonesia (55 xe/1.000 dân).
Do vậy, chiến lược phát triển ngành sản xuất ô tô của Chính phủ là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, để tạo cơ chế cho sự phát triển ngành sản xuất ô tô trong nước, bên cạnh những ưu đãi đã và đang được triển khai thì chính sách giảm thuế nhập khẩu cho linh kiện ô tô là hoàn toàn phù hợp. Nó sẽ thúc đẩy nhanh tỷ lệ nội địa hoá, giảm giá thành và qua đó người dân có nhiều cơ hội sở hữu một chiếc ô tô phục vụ cuộc sống, sản xuất kinh doanh và đặc biệt là tiết kiệm nguồn ngoại tệ rất lớn cho đất nước khi chúng ta phải nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ nước ngoài.
Nhiều người cho rằng, người Việt ta sính ngoại. Tôi thì không nghĩ vậy. Người Việt hiện nay sử dụng hàng hoá sản xuất trong nước rất nhiều, miễn sao hàng hoá đó đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp với thu nhập. Vậy, để giảm được giá thành, tăng tính cạnh tranh và đẩy nhanh tỷ lệ nội địa hoá trong ngành sản xuất ô tô thì thuế đóng vai trò quan trọng, do đó việc giảm thuế TTĐB như dự thảo luật là bước đi phù hợp với nước ta hiện nay.
PV: Nhiều ý kiến đồng tình với việc bổ sung mức thuế tuyệt đối 1.000 đồng/bao thuốc 20 điếu và 1.500 đồng/điếu xì gà kể từ 1/1/2020. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
- Ls Hoàng Sơn:Việc tăng thuế đối với thuốc lá, tôi hoàn toàn đồng tình. Năm 2012, Quốc hội đã ban hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá; hay nói cách khác, thuốc lá và các sản phẩm tương tự Nhà nước ta không khuyến khích phát triển, vì nó có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khoẻ con người, là nguyên nhân gây nên những căn bệnh hiểm nghèo của người dân; điều này cũng tiêu tốn rất nhiều ngoại tệ của đất nước dùng để mua thuốc và trang thiết bị y tế.
Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, Bộ Tài chính nên xây dựng 2 phương án tăng thuế để trình Quốc hội, phương án tăng thuế tuyệt đối và phương án áp thuế suất theo tỷ lệ và cứ 3 năm tăng một lần. Việc áp thuế suất theo tỷ lệ đối với hàng hoá có nhiều thuận lợi hơn nhiều so với việc áp mức thuế tuyệt đối, vì những ý nghĩa như sau: Thứ nhất, quy định thuế suất theo lộ trình 3 năm/lần tăng sẽ giúp cho các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu chủ động được kế hoạch của mình.
Thứ hai, áp thuế suất giúp cho tâm lý xã hội không bị bất ngờ vì lộ trình tăng thuế đã được công khai từ trước, người tiêu dùng đã chuẩn bị tâm lý cho việc tăng thuế với hàng hóa.
Thứ ba, áp thuế suất giúp cho việc thu thuế có thể được nhiều hơn khi giá trị hàng hoá tăng lên so với áp thuế ở con số tuyệt đối. Ví dụ, năm 2017 nhập khẩu 1 điếu xì gà giá là 100.000 đồng, đến năm 2018 nhập khẩu 1 điếu xì gà giá là 200.000 đồng, nếu đánh thuế tuyệt đối thì NSNN chỉ thu được 1.500 đồng/điếu, còn nếu áp thuế suất theo tỷ lệ % thì thuế sẽ tăng lên tương ứng với giá trị của hàng hoá khi tăng.
PV: Xin cảm ơn ông!
Nhật Minh (thực hiện)