Tại Khoa Chăm sóc giảm nhẹ,ệnhnhânungthưgiaiđoạncuốithứctrắngđêmchỉmongđượcgiảmđbxh bd vn hom nay Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, một phụ nữ 48 tuổi (Bến Tre) bị ung thư trực tràng được điều trị giảm đau bằng morphin.
Người bệnh cho biết đã trải qua một ca phẫu thuật cấp cứu và khoảng 3 năm chữa ung thư. Những cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều hơn khiến chị không thể có giấc ngủ ngon, cơ thể suy kiệt, giảm hơn 10kg.
"Hồi đầu tôi đau quá không ngủ được, thức trắng đêm và cũng quậy bác sĩ cả đêm. Sau này, khi chuyển sang chăm sóc giảm nhẹ, tôi được dùng thuốc morphin, được quan tâm nhẹ nhàng, tôi đỡ đau rất nhiều và thấy dễ chịu hơn”, chị nói.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Hương Thảo, Trưởng khoa Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, nơi đây điều trị trung bình khoảng 30 bệnh nhân nội trú và quản lý gần 400 ca ung thư ngoại trú. Phần lớn người bệnh ung thư đều đau với mức độ khác nhau, từ vừa đến nặng. Có trường hợp phải sử dụng giảm đau liều rất cao, khoảng 800mg morphin/ngày.
“Chúng tôi không chỉ giúp kiểm soát đau mà còn nâng đỡ về mặt xã hội, tâm lý, tâm linh cho người bệnh”, bác sĩ Thảo chia sẻ.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM), đau là một triệu chứng phổ biến ở các bệnh nhân ung thư, nhất là ở giai đoạn cuối. Cơn đau ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của bệnh nhân, làm gia tăng mức độ trầm trọng của bệnh và giảm chất lượng sống.
Bác sĩ Vũ cho biết nguyên nhân gây đau thường do khối u trực tiếp gây ra hoặc từ khối di căn. Ung thư có thể dẫn đến suy kiệt, suy dinh dưỡng, làm cho bệnh nhân nhạy cảm với cơn đau. Mỗi người có một ngưỡng đau khác nhau mang tính chủ quan, ngoài ra còn phụ thuộc vào vị trí khối u, mức độ lan rộng...
Để giải quyết cơn đau ở bệnh nhân ung thư, bác sĩ phải giải quyết nguyên nhân, ví dụ điều trị tốt khối u và khối di căn bằng thuốc, phẫu thuật hoặc xạ trị. Để giảm đau, bệnh nhân có thể được dùng thuốc từ giảm đau thông thường cho đến thuốc giảm đau thuộc nhóm opioids như morphin. Việc sử dụng morphin giảm đau được chỉ định và kiểm soát rất chặt chẽ.
Thay đổi để nâng đỡ người bệnh ung thư cuối đời
Liên quan đến thuốc morphin giảm đau cho bệnh nhân ung thư, bác sĩ Đặng Huy Quốc Thịnh, Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, cho biết cần phải quản lý cẩn trọng. Tuy nhiên, nếu quản lý quá chặt, người bệnh ngoại trú lại khó tiếp cận, nhất là bệnh nhân ở tỉnh xa thành phố lớn.
Theo quy định hiện nay, bác sĩ sẽ khám và kê một đơn thuốc morphin trong 10 ngày cho bệnh nhân ung thư ngoại trú. Ở đơn tiếp theo, người thân được quyền nhận giùm thuốc với điều kiện có giấy xác nhận của địa phương. Không quá 30 ngày, người bệnh phải có mặt để bác sĩ đánh giá tình trạng, mức độ đau, đáp ứng thuốc và kê đơn mới (10 ngày). Quy trình này kéo dài đến cuối đời người bệnh.
Bác sĩ Thịnh cho rằng quy định này đã thoáng hơn xưa nhưng vẫn khó khăn với người bệnh ở xa, ví dụ như ở huyện Cần Giờ, TP.HCM. Theo Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cần có chủ trương để nhiều cơ sở y tế, đặc biệt là tuyến cơ sở của thành phố cùng tham gia mạng lưới chăm sóc giảm nhẹ.
Cụ thể, y tế cơ sở sẽ được đào tạo về chăm sóc giảm nhẹ, bao gồm cả cách quản lý và sử dụng morphin. Khi đó, người bệnh nặng (không chỉ ung thư), người cận tử sẽ được chăm sóc ngay tại xã, phường. Hiện nay, Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện TP Thủ Đức... nằm trong số ít cơ sở y tế công lập có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho người bệnh nặng, người cận tử. Thực tế, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Ủng hộ quan điểm của Bệnh viện Ung bướu TP, Sở Y tế TP.HCM cho biết một trong 6 giải pháp của Dự thảo Chiến lược phòng chống ung thư của TP.HCM là "Xây dựng, hoàn thiện mạng lưới chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư trong cộng đồng".
Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện TP Thủ Đức, chia sẻ thêm ung thư là bệnh mạn tính kéo dài nên khi tinh thần, tâm lý rất quan trọng với người bệnh. Những liệu pháp tinh thần như đi nhà thờ cầu nguyện, đi chùa để thư thái, nghe nhạc, xem phim, đều có thể giúp nâng đỡ tinh thần người bệnh, giảm lo âu và mệt mỏi.
20 năm điều trị ung thư máu, vẫn quyết tâm học đại học ở tuổi 43
25 tuổi, chị Kiều phát hiện mắc ung thư máu mạn tính. 20 năm chiến đấu với bệnh, chị không những sống khỏe mạnh mà còn theo đuổi giấc mơ khởi nghiệp, chuẩn bị nhận bằng dược sĩ đại học.