游客发表
发帖时间:2025-01-11 05:50:09
Các lô sầu riêng xuất khẩu tại Đắk Lắk sẽ được kiểm dịch tại chỗ trong niên vụ 2023. Ảnh: TL |
Theo thống kê từ Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), 7 tháng năm 2023, các nước nhập khẩu nông sản của Việt Nam đã phát hiện và cảnh báo 370 lô hàng (chuối, xoài, thanh long, mít, sầu riêng...) ở 13 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam có vi phạm về kiểm dịch thực vật. Trong các lô hàng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, chuối chiếm 77%, thanh long chiếm 11%. Số lượng các lô hàng sầu riêng phát hiện các đối tượng kiểm dịch thực vật ngày càng gia tăng.
Đáng chú ý, mới đây, Cục BVTV đã có văn bản gửi sở NN&PTNT các tỉnh: Đồng Nai, Gia Lai, Đắk Lắk, Tây Ninh, Vĩnh Long, Long An, Bình Thuận, Tiền Giang, Bình Phước, Đồng Tháp, Trà Vinh và các chi cục kiểm dịch thực vật về việc kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật tại các vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Theo văn bản, cục này đề nghị một số mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng, chuối, thanh long… tạm dừng xuất khẩu sang Trung Quốc để làm rõ vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật được phía Trung Quốc thông báo. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp nói "bất ngờ" nhận được thông báo từ cơ quan kiểm dịch thực vật phải tạm dừng khai thác mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu sang Trung Quốc là không đúng, không khách quan.
Lý giải rõ hơn sự việc trên, ông Nguyễn Quang Hiếu - Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và truyền thông (Cục BVTV), cho biết thời gian qua, Cục BVTV đã nhận được thông báo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc về việc một số lô chuối, xoài, mít, sầu riêng và thanh long của Việt Nam bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật. Do đó, cục đề nghị các đơn vị chức năng không làm thủ tục kiểm dịch thực vật để xuất khẩu với các lô hàng thuộc mã số vùng trồng, mã số cơ sở có trong danh sách.
Cả nước có 6.883 mã số vùng trồng được cấp Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến nay, cả nước đã có 6.883 mã số vùng trồng và 1.588 mã số cơ sở đóng gói nông sản được cấp. Các mã số này tập trung chủ yếu vào các sản phẩm xuất khẩu chính như xoài, thanh long, nhãn, lúa, sầu riêng. Thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Newzealand và Australia là những thị trường có số lượng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nhiều nhất. Đặc biệt, đồng bằng sông Cửu Long vẫn là vùng dẫn đầu về số lượng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói. |
Trong danh sách này có 74 mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói thông báo vi phạm lần đầu đề nghị tạm dừng xuất khẩu; có 47 mã số bị đề nghị thu hồi. Trong đó có nhiều mã số vùng trồng sầu riêng, thanh long, chuối… đều là những loại trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
Phía Cục BVTV nhấn mạnh, việc không kiểm soát hiệu quả các đối tượng kiểm dịch thực vật ngay từ vùng trồng và cơ sở đóng gói dẫn đến tình trạng các lô hàng không đáp ứng được quy định của Trung Quốc, làm mất uy tín hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam, thậm chí có nguy cơ làm mất thị trường xuất khẩu quan trọng này.
Vì vậy, cục đã có động tác tạm dừng khai thác những mã số này để yêu cầu doanh nghiệp, cơ quan quản lý địa phương phải làm rõ nguyên nhân vi phạm quy định, qua đó đưa ra giải pháp khắc phục, khi nào hoàn thành xong sẽ tiếp tục được xuất khẩu trở lại.
Một đại diện Bộ NN&PTNT cũng cho biết, thực tế, không phải chúng ta tạm dừng xuất khẩu một số mặt hàng trái cây mà chỉ là tạm dừng xuất khẩu đối với một số đơn vị đã vi phạm mã số vùng trồng và đóng gói. Những doanh nghiệp này dù đã được thông báo nhưng vẫn tiếp tục vi phạm nên bị tạm dừng.
Làm rõ thêm về việc tạm dừng một số mã số vùng trồng xuất khẩu sang Trung Quốc, bà Nguyễn Thị Thu Hương - Phó Cục trưởng Cục BVTV cho biết thêm, theo quy định của các nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, tại thời điểm kiểm tra lô hàng trước khi xuất khẩu hoặc ở cửa khẩu đến nếu phát hiện vi phạm thì Việt Nam hoặc Trung Quốc sẽ tạm dừng xuất khẩu với mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói đó trong thời gian còn lại của mùa vụ. Các vùng trồng và cơ sở đóng gói đó sẽ phải khắc phục vi phạm, gửi lại hồ sơ cho Cục BVTV và gửi cho cơ quan chức năng Trung Quốc xem xét.
Theo bà Hương, việc tạm dừng hay thu hồi có hai cách làm, đó là Việt Nam (Cục BVTV - Bộ NN&PTNT) sẽ tự tạm dừng, thu hồi hoặc Trung Quốc sẽ làm. Theo kinh nghiệm thị trường quốc tế, nếu Việt Nam tự tạm dừng, thu hồi thì rủi ro sẽ thấp hơn. Khi Việt Nam chủ động tự tạm dừng thì việc khắc phục sẽ có tính chủ động hơn.
Do đó, Cục BVTV đã chọn phương án chủ động dừng. Việc dừng này là hoạt động thường kỳ của cục và gần đây là đợt thông báo thứ 4 trong việc tạm dừng, thu hồi, khắc phục các biện pháp không tuân thủ của phía Trung Quốc.
Việc thông báo khắc phục, tạm dừng hay thu hồi phải dựa trên hai nguyên tắc là dứt khoát không ảnh hưởng đến thương mại, quyền lợi của người sản xuất kinh doanh, đơn vị xuất khẩu. Đồng thời không đánh đồng doanh nghiệp vi phạm với doanh nghiệp tuân thủ tốt.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Hương, nếu vi phạm lần đầu và cơ quan chức năng Việt Nam tự thông báo thì sau khi nhận hồ sơ khắc phục nếu đạt sẽ xử lý ngay, xuất khẩu sớm được trở lại. Nếu khi Trung Quốc thông báo tạm dừng thì Cục BVTV sẽ phải gửi lại hồ sơ cho họ. Khi đó sẽ phải chờ sự thông báo phản hồi của cơ quan chức năng Trung Quốc. Với mã số bị thu hồi thì các chủ mã số sẽ phải làm lại từ đầu.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam, Bộ NN&PTNT đang kiến nghị Chính phủ cho phép xây dựng thêm hai nghị định. Đó là nghị định về hướng dẫn cấp mã số, vùng trồng và cơ sở đóng gói; nghị định về các chế tài xử phạt trong lĩnh vực này.
Siết chặt quản lý chất lượng nông sản vào thị trường Trung Quốc Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã liên tục có các văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật tại các vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu và tại các cửa khẩu. Để bảo đảm việc tuân thủ quy định và tránh nguy cơ bị áp các biện pháp kiểm soát chặt chẽ từ phía Trung Quốc; đồng thời để quản lý tốt và hiệu quả các đối tượng kiểm dịch thực vật ngay từ các vùng trồng và cơ sở đóng gói, bộ đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố bố trí đủ nguồn lực để thực hiện việc kiểm tra và giám sát các vùng trồng và cơ sở đóng gói đã được cấp mã số. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền và phổ biến rộng rãi quy định của Trung Quốc cũng như tài liệu hướng dẫn kỹ thuật từ Bộ NN&PTNT (Cục Bảo vệ thực vật) để tổ chức và cá nhân tham gia sản xuất và xuất khẩu sang Trung Quốc biết và tuân thủ... Đối với các trường hợp vi phạm quy định kiểm dịch thực vật theo thông báo từ phía Trung Quốc, Bộ NN&PTNT sẽ thực hiện tạm dừng đối với các mã số liên quan để điều tra nguyên nhân để áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp. Theo ông Hoàng Trung - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, việc chủ động áp dụng biện pháp này để siết chặt quản lý chất lượng nông sản vào thị trường Trung Quốc, khi đây là thị trường lớn và rất quan trọng. Nếu tiếp tục để Trung Quốc phát hiện thêm các lô hàng nhập khẩu từ Việt Nam có vi phạm như thời gian qua, nguy cơ rất cao họ sẽ áp dụng biện pháp tạm dừng hoặc cấm nhập khẩu, ảnh hưởng rất lớn đến nhiều mặt hàng nông sản đang xuất khẩu vào Trung Quốc. |
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接