您现在的位置是:Thể thao >>正文

【ltd bd hnay】Chủ động ứng phó với dịch bệnh

Thể thao6人已围观

简介Nhằm chủ động ứng phó với sự diễn biến phức tạp của dịch bệnh lưu hành trên địa ...

Nhằm chủ động ứng phó với sự diễn biến phức tạp của dịch bệnh lưu hành trên địa bàn,ủđộngứngphvớidịchbệltd bd hnay nhiều giải pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh đã được thực hiện ở huyện Long Mỹ.

Cá bảy màu được nuôi ở Trạm Y tế xã Thuận Hưng để cấp cho người dân.

Điểm sáng tuyên truyền, phối hợp

Đến thời điểm đầu tháng 6, trên địa bàn xã Thuận Hưng chưa có trường hợp nào mắc bệnh sốt xuất huyết hay tay - chân - miệng được ghi nhận. Đây là điểm mừng của xã cho thấy các giải pháp phòng, chống dịch bệnh đã đem lại hiệu quả nhất định. Ông Trần Thanh Vũ, Trưởng trạm Y tế xã Thuận Hưng, chia sẻ: “Năm 2016, trên địa bàn xã có 6 cas bệnh tay - chân - miệng và 2 cas bệnh sốt xuất huyết, nhưng từ đầu năm 2017 đến nay chưa có cas bệnh nào. Tôi nghĩ một phần là nhờ tác động từ công tác tuyên truyền được chủ động ngay từ đầu năm và điểm nhấn là ngành y tế phối hợp với ngành giáo dục triển khai truyền thông phòng chống dịch bệnh trong đối tượng học sinh”.

Trên địa bàn xã có 1 trường mầm non, 2 trường tiểu học và 1 trường THCS đều đã phối hợp chặt chẽ trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Ông Đặng Thanh Ty, Hiệu trưởng Trường THCS Thuận Hưng, cho biết: “Trường được Trạm Y tế xã cho cá bảy màu về thả nuôi trong hồ nước hòn non bộ, sau đó cho các em học sinh mang về thả vào các lu chứa nước ở nhà mình. Công tác giáo dục học sinh về việc phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết được thực hiện trong giờ sinh hoạt trường, qua phát thanh học đường”.

Nhờ hoạt động tuyên truyền giáo dục được thực hiện ở trường, các em học sinh đã biết cách phòng bệnh sốt xuất huyết. Em Nguyễn Kim Thơ, lớp 7A4, Trường THCS Thuận Hưng, nói: “Em có bắt cá bảy màu về nhà thả vào các kiệu đựng nước để diệt lăng quăng. Em biết muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết và bệnh rất nguy hiểm”.

Nhiều hộ dân khác ở xã cũng có ý thức thả cá vào dụng cụ chứa nước để diệt lăng quăng. Bà Nguyễn Thị Hên, ở ấp 7, xã Thuận Hưng, nói: “Ở Trạm Y tế xã có nuôi cá bảy màu rồi cho chúng tôi về thả vào lu nước. Tôi cũng thả, nhưng có lu do còn ít nước trời nắng làm nóng nước nên cá chết. Mai mốt tôi xin cá bảy màu về thả lại”. Còn nhà ông Phạm Thanh Phương, cũng ở ấp 7, nuôi rất nhiều cá bảy màu trong chậu kiểng. Nhiều kiệu nước trong nhà gia đình ông đều đậy kín và niềng dây lại cho chắc”.

Chỉ mỗi một hành động nhỏ là bắt cá về nhà thả vào kiệu hay lu nước như em Kim Thơ, bà Hên hay nuôi cá, đậy kín kiệu nước như ông Phương đã góp phần thực hiện phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết rất tốt ở xã. Công tác phòng, chống bệnh tay - chân - miệng cũng được quan tâm thực hiện thường xuyên ở trường mầm non và trong cộng đồng.

Kết quả từ sự tích cực, chủ động

Xã Thuận Hưng là xã duy nhất của huyện vẫn chưa có cas bệnh sốt xuất huyết, tay - chân - miệng. Tuy nhiên, 7 xã còn lại đều có cas bệnh. Trên địa bàn huyện có 12 cas bệnh sốt xuất huyết, thuộc nhóm thấp của tỉnh. Bệnh tay - chân -miệng có 6 cas, giảm 15 cas so với cùng kỳ năm 2016. Ông Trần Phong Nhã, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện, cho biết: “Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra nhiều vào mùa mưa nên hiện tại chúng tôi cũng duy trì nhiều giải pháp để phòng, chống. Nếu có cas bệnh thì xử lý môi trường, hướng dẫn người dân phòng bệnh kịp thời. Trong tháng 5, huyện đã triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng bệnh sốt xuất huyết, tay - chân - miệng và zika. Tuần qua, huyện không có cas bệnh nào được ghi nhận trên địa bàn”. Các thông tin về dịch bệnh được duy trì tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh, huy động sự vào cuộc, phối hợp của các ban, ngành, hội đoàn thể, ấp. Mô hình nuôi cá bảy màu để cấp cho người dân được nhân rộng ở các địa phương.

Chia sẻ về kế hoạch duy trì mô hình vận động học sinh tích cực diệt lăng quăng, bà Nguyễn Kim Thoa, cán bộ y tế trường học, Trường THCS Thuận Hưng, cho biết: “Hiện tại, các em đã nghỉ hè, nên hoạt động tạm gián đoạn, nhưng khi khai giảng năm học mới chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì nuôi cá bảy màu để các em mang về nhà phòng bệnh sốt xuất huyết”. Lực lượng học sinh chiếm số lượng khá đông nếu làm tốt công tác này ở trường sẽ phát huy được hiệu quả phòng bệnh ở cộng đồng.

Tại hai chậu kiểng ở Trạm Y tế xã Thuận Hưng có rất nhiều cá bảy màu, ông Trần Thanh Vũ, trưởng trạm, khẳng định sẽ tiếp tục duy trì nuôi cá bảy màu để cung cấp cho người dân và các trường học. Nếu cha mẹ bận bịu công việc mưu sinh đôi khi chưa quan tâm diệt lăng quăng phòng bệnh thì các em học sinh thường có thời gian hơn và nếu tạo thành một phong trào sôi nổi sẽ là một cách làm hay kéo giảm số cas bệnh sốt xuất huyết, giảm thấp nhất các trường hợp tử vong do dịch bệnh.

Bài, ảnh: HỒNG DIỄM

Tags:

相关文章