Với tôi,o vkết quả trận tối qua vừa làm nghề giáo vừa làm nghề báo là một lợi thế rất lớn giúp bản thân có thêm những góc nhìn mới mẻ và thực tế để có thể sáng tác nhiều bài báo hay, nhiều bài phản biện dưới góc nhìn của người trong cuộc. Có những bài viết tôi chỉ hoàn thành trong hơn một tiếng đồng hồ, liền tức tốc gửi mail đến tòa soạn. Và chiều cùng ngày đã có biên tập viên liên lạc để hỏi thêm thông tin và quyết định đăng bài vào ngày hôm sau. Đó là những bài "Chương trình mới có thật sự mới?", "Để nói tục chửi thề không thành thói quen: dễ mà không dễ!", "Dạy con xài tiền có dễ không?" được đăng trên báo Tuổi Trẻ. Cầm đọc những tờ báo có bài của mình mà lòng vui sướng xen lẫn sự tự hào! Một số bài viết tiêu biểu của tác giả được đăng trên các báo Hay những vấn đề được xem là nóng bỏng trong thời điểm đó như dạy thêm, học thêm, dạy văn mẫu, "chạy trường" cũng được tôi viết và phản ánh dưới góc nhìn của người giáo viên. Có thể kể đến các bài: "Cần tôn trọng cá tính, tố chất của người học", "Hè là để vui chơi" (đăng trên báo Giáo dục và Thời đại); "Cơ chế đặc biệt cho giáo viên giỏi, được không?", "Mạnh dạn "lọc sạch" giảng viên sư phạm, các trường dám không?", "Dạy thêm công tâm sẽ chẳng ai nói!"(đăng trên báo Tuổi Trẻ); "Nhất định thầy cô phải thay đổi để xóa bỏ tình trạng dạy Văn theo mẫu", "Nói không với chạy biên chế, được không?" (đăng trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam). Thử sức với lĩnh vực thể thao, tác giả cũng đã có cho riêng mình 1 giải nhất tại cuộc thi Cảm xúc World Cup 2018 trên báo Thanh Niên
Báo chí cũng là một góc nhìn khác của văn chương! Nếu tiết học nào có thể lồng ghép những vấn đề trong các bài báo hay bản tin, tôi đều chuẩn bị sẵn để đọc hoặc trình chiếu trước lớp cho các em xem. Thậm chí có một số học sinh giỏi Văn đã chủ động tìm gặp riêng tôi để mượn đọc những bài báo hay, với mục đích rèn luyện thêm kỹ năng viết văn nghị luận. Và cũng có em nói nhỏ với tôi rằng: "Em ước mơ sau này lớn lên cũng sẽ viết báo và làm văn hay như thầy vậy!". Đấy thực sự là một niềm vui riêng mà không có thứ vật chất nào có thể tạo ra được! Rồi khi đại dịch Covid-19 ập đến, có thể tạm ngưng đến trường nhưng không ngừng việc học. Cả thầy và trò chỉ đều thấy nhau qua các phần mềm dạy học trực tuyến. Nhưng càng trong khó khăn, tôi càng phải có thêm nhiều phương pháp hay để tăng sự hứng thú học tập của học sinh. Trong thời gian nghỉ dịch, tôi khuyến khích các em nên đọc những cuốn sách mình yêu thích hoặc vẽ tranh gắn liền với sách. Từ đó tôi đã có thêm tư liệu để viết bài "Thử thách cùng sách" được đăng trong chuyên mục "Cùng BPTV kể chuyện ở nhà ngày giãn cách". Kể từ lần đầu tiên kịch bản giao lưu trên sóng phát thanh của tôi được phát sóng, cho đến tận hôm nay, tôi đã có cho riêng mình "khối tài sản" với hơn 150 tin bài, tiểu phẩm, kịch bản được phát trên các báo điện tử, báo in, báo hình và báo nói. Và sẽ chẳng có một tấm thẻ phóng viên hay nhà báo chính danh nào được trao tặng cho riêng tôi, bởi tôi chỉ dừng lại ở công việc của một cộng tác viên đúng nghĩa. Thế nhưng, tôi vẫn luôn vui vẻ và đầy nhiệt huyết để làm tốt cả hai công việc mà mình rất yêu thích: nghề giáo và nghề báo. Và trong từng lời giảng say sưa của mình, tôi không chỉ truyền dạy cho các em nguồn cảm hứng văn chương, mà còn vun trồng những "hạt giống" đam mê viết báo cho những em có năng khiếu. Để mai này, biết đâu đó trong các em, sẽ có em trở thành phóng viên, nhà báo chân chính, dám đương đầu với những khó khăn để hoàn thành tốt sứ mệnh của một người làm báo cách mạng chân chính. |