【ibongda tv trực tiếp】Dự kiến cuối tháng 11 sẽ hoàn thành xây dựng 3 sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp
>>Kỳ vọng về hiệu quả chính sách bảo hiểm nông nghiệp
>>Bộ Tài chính làm việc với địa phương về bảo hiểm nông nghiệp
>>Bộ Tài chính triển khai chính sách bảo hiểm nông nghiệp ở Hà Giang
Trong hai ngày 21 - 22/11/2019,ựkiếncuốithángsẽhoànthànhxâydựngsảnphẩmbảohiểmnôngnghiệibongda tv trực tiếp Đoàn công tác của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã có buổi làm việc với tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa về tiến độ triển khai thực hiện chính sách BHNN (theo Nghị định 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 của Chính phủ về BHNN và Quyết định 22/2019/QĐ-TTg ngày 26/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách hỗ trợ BHNN).
Đoàn công tác lần này có sự tham dự của đại diện Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, đại diện Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Tổng công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam và Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt.
Về phía các địa phương Nghệ An và Thanh Hóa, có lãnh đạo sở tài chính, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), lãnh đạo các huyện, cùng đại diện hội nông dân và một số doanh nghiệp bảo hiểm trên địa bàn hai tỉnh.
Chủ động triển khai bước đầu
Tại các buổi làm việc, các thành viên đoàn công tác và đại biểu của hai địa phương đều khẳng định sự cần thiết và vai trò quan trọng của chính sách BHNN đối với hỗ trợ thực hiện an sinh xã hội và chính sách phát triển của ngành Nông nghiệp Việt Nam; đặc biệt là việc góp phần hỗ trợ cho người nông dân giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và dịch bệnh khi sản xuất nông nghiệp.
Toàn cảnh buổi làm việc về triển khai chính sách BHNN tại Nghệ An. Ảnh: DT. |
Theo đó, căn cứ vào Nghị định số 58, nhất là sau khi Quyết định số 22 được ban hành, UBND hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa đã bước đầu triển khai thực hiện chính sách BHNN trên địa bàn.
Cụ thể hơn, tại Nghệ An, căn cứ vào quy định chính sách và hướng dẫn của Bộ Tài chính, UBND tỉnh đã có văn bản giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở NN&PTNT và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.
Trên cơ sở nắm bắt nội dung của chính sách BHNN, Sở Tài chính có văn bản lấy ý kiến của Sở NN&PTNT, Hội Nông dân tỉnh và các huyện, thị, thành đăng ký địa bàn, tổ chức tuyên truyền về BHNN. Sau khi có kết quả đăng ký, Sở Tài chính Nghệ An sẽ phối hợp với Sở NN&PTNT thẩm định trình UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt địa bàn triển khai và đối tượng được hỗ trợ phí BHNN.
Tại Thanh Hóa, UBND tỉnh đã giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Hội Nông dân và các đơn vị liên quan chủ động tổ chức tuyên truyền, triển khai. Cùng với việc ban hành văn bản quán triệt chủ trương, mục đích, ý nghĩa của thực hiện BHNN; đồng thời các đơn vị đã cử đại diện tham gia các hội thảo phổ biến về nội dung này.
Đặc biệt hơn, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành danh sách các xã, phường, thị trấn được hỗ trợ phí BHNN, bao gồm 391 xã, phường, thị trấn của 22 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Sớm ban hành sản phẩm và phí bảo hiểm cụ thể
Trong hai buổi làm việc, đoàn công tác đã thông tin tới các đại biểu về chính sách BHNN, trong đó điển hình là Nghị định số 58 và Quyết định 22; đồng thời cập nhật thông tin về công tác tuyên truyền, vận động, cũng như lộ trình xây dựng, phê chuẩn sản phẩm BHNN và các công việc liên quan.
Tại buổi làm việc, bên cạnh việc khẳng định BHNN là xu hướng tất yếu của sản xuất nông nghiệp, các đại biểu đã có nhiều ý kiến trao đổi liên quan tới chính sách cũng như thực tiễn đúc rút sau thời gian triển khai thí điểm trước đây.
Do đây là sản phẩm còn mới và đối tượng áp dụng là người nông dân sản xuất nông nghiệp và triển khai trên địa bàn rộng, nên đại diện các địa phương đã chia sẻ một số khó khăn và đưa ra các đề xuất để triển khai chính sách BHNN hiệu quả nhất, như: sớm xây dựng sản phẩm và mức phí bảo hiểm cụ thể, thông tin về doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tham gia triển khai, quy định công bố, xác nhận thiên tai, dịch bệnh, cũng như vấn đề hỗ trợ về kinh phí thực hiện,…
Đoàn công tác làm việc với tỉnh Thanh Hóa về triển khai chính sách BHNN. Ảnh: DT. |
Tại buổi làm việc, đại diện Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm và các thành viên trong đoàn đã giải đáp theo thẩm quyền các vướng mắc, khó khăn; đồng thời ghi nhận các kiến nghị của đại biểu để đưa ra giải pháp triển khai hiệu quả nhất.
Đại diện đoàn công tác và các đại biểu cũng đồng thuận việc cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền vận động, khẩn trương ban hành thông tư hướng dẫn về công bố, xác nhận thiên tai, dịch bệnh, cũng như cần sớm ban hành sản phẩm, mức phí cụ thể để triển khai chương trình kịp thời.
Phía đoàn công tác cũng cho biết, hiện nay các sản phẩm đã cơ bản được xây dựng (3 sản phẩm bảo hiểm cây lúa nước, bảo hiểm trâu - bò và bảo hiểm tôm), dự kiến để cuối tháng 11 các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) sẽ báo cáo Bộ Tài chính xem xét phê duyệt để sớm đưa vào triển khai trên thực tế.
Đại diện Bảo hiểm Bảo Việt cũng chia sẻ, về cơ bản, các sản phẩm bảo hiểm được xây dựng dựa trên các sản phẩm đã được triển khai giai đoạn thực hiện thí điểm theo Quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (2011 - 2013), nhưng cũng sẽ có một số điều chỉnh để phù hợp hơn với tình hình thực tiễn và điều kiện sản xuất hiện nay của bà con nông dân.
Liên quan đến quan tâm của địa phương về DNBH tham gia triển khai, đại diện đoàn công tác cho biết, theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Nghị định số 58, các DNBH đáp ứng đủ điều kiện theo quy định sẽ được phép triển khai thực hiện; đồng thời, việc triển khai BHNN theo chính sách hỗ trợ BHNN thực hiện theo hình thức “đồng bảo hiểm”.
Theo đó, các DNBH cùng chia sẻ trách nhiệm bảo hiểm nhằm chia sẻ rủi ro (do rủi ro trong sản xuất nông nghiệp diễn biến phức tạp, khó lường, có trường hợp gây ra thiệt hại lớn về quy mô, mức độ trên phạm vi địa bàn rộng) và có sự phân công cho một doanh nghiệp thực hiện vai trò đầu mối thực hiện cấp đơn bảo hiểm, quản lý hợp đồng, thực hiện thủ tục giải quyết bồi thường… để tăng cường hiệu quả thực hiện, tránh chồng chéo, lãng phí nguồn lực và góp phần giảm phí bảo hiểm.
Cũng theo thông tin từ đoàn công tác, Chính phủ đã giao cho Bộ NN&PTNT xây dựng thông tư hướng dẫn về việc công bố thiên tai và xác định rủi ro dịch bệnh. Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang xây dựng thông tư này và kỳ vọng sẽ sớm ban hành để các địa phương, tổ chức liên quan và doanh nghiệp có căn cứ cụ thể để triển khai chính sách BHNN./.
Duy Thái
相关文章
Nhận định, soi kèo Lyon vs Montpellier, 03h00 ngày 5/1: Không thắng Montpellier thì thắng ai
Nhận định bóng đá Lyon vs Montpellier hôm nay Ligue 1 mùa này c&og2025-01-24Đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay không liên quan đến loài khỉ
Ảnh: dw.comNgày 9/8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhấn mạnh đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay k2025-01-24Sau lũ lụt, Hàn Quốc xem xét cấm nhà dưới và nửa tầng hầm
Một cảnh trong phim Ký sinh trùng, miêu tả thân phận những người sống trong căn nhà dưới tầng hầm ở2025-01-24Hợp tác thúc đẩy phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
Đẩy mạnh tuyên truyền lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời áp mái Sở Công Thương Cà Mau sử dụng năng2025-01-24Ngày 3/1: Giá cao su thế giới đồng loạt giảm, trong nước đi ngang
Giá cao su trong nước hôm nay đi ngang.Giá cao su trong nướcTrong phiên giao dịch sáng nay, giá thu2025-01-24Quản lý thuốc lá thế hệ mới cần đánh giá tác động đầy đủ trước khi ban hành chính sách
Các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới có rất nhiều điểm khác biệt với thuốc lá điếu truyền thống về đặc t2025-01-24
最新评论