【câu lạc bộ bóng đá macarthur – perth】Tại sao “mạt cưa” và “mướp đắng” được dùng để chỉ những người chuyên lừa lọc?
Thực tế,ạisaomạtcưavàmướpđắngđượcdùngđểchỉnhữngngườichuyênlừalọcâu lạc bộ bóng đá macarthur – perth đây là một thành ngữ dùng để chỉ những kẻ chuyên đi lừa lọc, bịp bợm mọi người hòng chuộc lợi cho mình.
Thật vậy, Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Giáo sư Hoàng Phê chủ biên (Trung tâm từ điển học, Nhà xuất bản Đà Nẵng, ấn bản năm 2003) đã định nghĩa: “Mạt cưa mướp đắng: Chỉ hai hạng người đều là chuyên đi lừa lọc, đáng khinh như nhau (lại gặp nhau)”.
Vậy “mạt cưa”và “mướp đắng”nghĩa là gì?
Cũng Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Giáo sư Hoàng Phê chủ biên cho biết :“Mạt cưa” chính là những “vụn gỗ nhỏ rơi ra khi cưa xẻ”, còn “mướp đắng” được là “thứ cây leo, quả trông như quả mướp, nhưng vỏ sần sùi, vị đắng, dùng làm thức ăn”.
Trong miền Nam, “mướp đắng”còn được gọi là “khổ qua”. Đây là một từ gốc Hán, vốn được viết bằng hai chữ 苦瓜. Trong đó, “khổ” có nghĩa gốc là “đắng, vị đắng”, rồi phái sinh nghĩa ẩn dụ “cảnh cực nhọc, vất vả”. “Khổ” trong “nghèo khổ”, “khổ cực”, “đau khổ”, “khổ sở”, “khổ tâm”… cũng đều từ chữ “khổ” này mà ra. Còn “qua” (瓜) “dưa, các thứ dưa có quả đều là qua” (Thiều Chửu, Hán Việt tự điển, tái bản lần 5, Thiều Chửu, Nxb Thanh Niên, 2010, tr.482). “Khổ qua” như thế nghĩa là “giống dưa đắng”, nhưng còn có một cách hiểu thú vị dựa trên từ đồng âm là “vượt qua cái khổ”.
Nhưng tại sao hình ảnh “mạt cưa”và “mướp đắng”lại được dùng để chỉ những người chuyên lừa lọc?
Theo Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức thì nghĩa của thành ngữ mạt cưa mướp đắng bắt nguồn từ một câu chuyện dân gian. Có anh nọ lấy mạt cưa giả làm cám đem bán, tình cờ gặp một anh khác đi buôn dưa chuột. Anh này bán cám giả cho anh kia, đồng thời mua dưa chuột về ăn. Không ngờ đó chỉ là những quả mướp đắng giả làm dưa chuột mà thôi. Thế là cả hai anh, vốn rắp tâm lừa người khác, rốt cuộc lại bị mắc lừa bởi thủ đoạn tương tự.
Từ câu chuyện trên, người ta mới dùng câu “mạt cưa mướp đắng”để nói đến việc những kẻ lừa lọc, gian dối rồi cũng sẽ tự hại lẫn nhau.
Thực tế, thành ngữ mạt cưa mướp đắng rất phổ biến trong văn học, như Truyện Kiều có câu:
“Tình cờ chẳng hẹn mà nên
Mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường”
Đôi lúc, “mạt cưa mướp đắng”còn được mở rộng ra, không giới hạn ở những kẻ lừa bịp, gian dối mà dùng để chỉ tất cả bọn lưu manh, vô lại.
Trọng Nghĩa - Tiếng Việt giàu đẹp
3 nghĩa ít người biết đến của từ ‘tơi bời’
Ta thường dùng từ “tơi bời” để chỉ trạng thái “bị tàn phá mạnh mẽ và dồn dập” (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên). Thực tế từ này vốn có những mà ít người biết đến.