Sự kiện Nga cấm cửa Instagram trên lãnh thổ từ ngày 14/3 ảnh hưởng tới 80 triệu người dùng tại Nga,àngloạtmạngxãhộinộiđịathaythếdự đoán bóng đá ý bởi có khoảng 80% người dùng ở Nga theo dõi tài khoản Instagram bên ngoài quốc gia của họ.
Nga tung ra hàng loạt mạng xã hội nội địa thay thế Instagram, YouTube |
Để người dùng trong nước cảm thấy bớt “trống trải”, Nga tung ứng dụng chia sẻ ảnh thay thế Instagram mang tên Rossgram. Ứng dụng này rất giống với Instagram, từ bảng màu, biểu tượng, tính năng cho đến các đặc điểm nhãn hiệu khác.
Bên cạnh đó, Grustnogram cũng được ra mắt. Grustnogram hay còn gọi là Sadgram trong tiếng Anh, được gọi là phiên bản Instagram đen trắng, nơi người Nga có thể đăng những bức ảnh đượm màu u tối, trầm buồn để “than thở” về sự cô lập trực tuyến.
“Chúng tôi rất buồn khi nhiều dịch vụ tốt và phổ biến đang tạm dừng hoạt động ở Nga vì nhiều lý do khác nhau”, những người sáng tạo ra nội dung viết trên Grustnogram.
Alexander Tokarev, người tạo ra Grustnogram, nói rằng anh ấy đã được truyền cảm hứng để tạo ra ứng dụng này sau khi nhìn thấy Rossgram. “Tổng cộng phải mất bốn người làm việc liên tục trong bảy ngày để kết hợp trang web lại với nhau”, Alexander chia sẻ.
Hiện tại, một số phương tiện truyền thông nhà nước và cơ quan chính phủ của Nga đã bắt đầu chuyển video của họ sang RuTube, một mạng xã hội thay thế YouTube thuộc sở hữu của Gazprom-Media - tập đoàn truyền thông lớn nhất ở Nga.
Các nhà chức trách đã khuyến khích những người có ảnh hưởng tại Nga chuyển sang nền tảng này ngay cả khi giao tranh chưa diễn ra. Nội dung tải lên sẽ được kiểm duyệt chặt chẽ trước khi đưa lên trang web, nhưng những người Nga đăng ký thông qua trang web của chính phủ bao gồm thông tin hộ chiếu có thể được trao quyền trực tiếp.
Ngoài ra, Nga còn cho ra mắt NashStore, một ứng dụng thay thế Google Play, sử dụng hệ thống thanh toán Mir - giải pháp thanh toán nội địa thay cho Visa và Mastercard, dự kiến sẽ ra mắt vào 9/5 hay ngày Chiến thắng.
Danh sách các sản phẩm, có thể sẽ bao gồm phim, chương trình truyền hình và trò chơi điện tử, cũng sẽ do một cơ quan nhà nước Nga kiểm soát.
Vào ngày 30/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã ra lệnh cho các cơ quan chính phủ ngừng đơn đặt hàng đối với các hệ điều hành nước ngoài, bao gồm các sản phẩm phổ biến của Microsoft, với lý do “đảm bảo tính độc lập về công nghệ và an toàn cơ sở hạ tầng thông tin tại Nga”. Các văn phòng chính phủ Nga cũng đã được lệnh ngừng sử dụng các hệ điều hành nước ngoài vào năm 2025.
Tuy nhiên, hiện tại, một số quan chức Nga và thậm chí cả các cơ quan như Bộ Quốc phòng vẫn tiếp tục sử dụng các ứng dụng như Facebook bất chấp quyết định chính thức cấm Meta (công ty mẹ của Facebook).
Khi cho ra mắt những phiên bản tương tự với các nền tảng xã hội nổi tiếng trên toàn cầu, Nga sẽ phải đối mặt với các vấn đề về sở hữu trí tuệ. Về điều này, vào ngày 30/3, chính phủ Nga tuyên bố rằng họ sẽ bắt đầu thực hiện cơ chế nhập khẩu song song (parallel import), điều này cho phép bỏ qua các hạn chế về bản quyền.
Hương Dung(Theo The Guardian)
Deepfake: Vũ khí đáng sợ có thể thay đổi cục diện cuộc chiến Nga - Ukraine
Cách đây 5 năm, chưa ai biết đến deepfake là gì, nhưng giờ đây, chúng thậm chí được sử dụng để tác động đến tiến trình của một cuộc chiến.