【lịch cúp liên đoàn anh】"Muôn hình vạn trạng" gian lận trên môi trường thương mại điện tử

作者:Nhà cái uy tín 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 00:04:53 评论数:
Bán lẻ hàng hóa trên môi trường mạng năm 2022 đạt trên 16 tỷ USD. Ảnh: TL minh họa

Livestream bán hàng bị lợi dụng triệt để

Ông Đặng Văn Dũng - Phó Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, với sự phát triển của công nghệ, mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ xuất hiện đã kết nối những người tham gia giao dịch trên các nền tảng thương mại điện tử. Mô hình này thậm chí đã trở thành một “ngành kinh tế” mới, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Nhất là trong giai đoạn chúng ta thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19, Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Theo số liệu của Bộ Công thương, tổng bán lẻ hàng hóa trên môi trường mạng của năm 2021 đạt từ 13,5 - 13,7 tỷ USD, năm 2022 thị phần bán lẻ trực tuyến là trên 16 tỷ USD và dự báo đến năm 2025 là trên 38 tỷ USD, kéo theo dịch vụ hậu cần, chuyển phát... phát triển mạnh.

Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử ở Việt Nam thì tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán tràn lan trên mạng internet, trên các nền tảng giao dịch trực tuyến đang là vấn đề nhức nhối của xã hội, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, môi trường đầu tư kinh doanh, gây thất thu ngân sách...

Chia sẻ về thực trạng vi phạm trong lĩnh vực này thời gian qua, ông Nguyễn Tiến Dũng - Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, các đối tượng lợi dụng thương mại điện tử, hoạt động bưu chính để vận chuyển, buôn bán hàng lậu, hàng giả. Một số sử dụng kho hàng của doanh nghiệp bưu chính để tập kết hàng lậu, hàng giả; giả mạo phương tiện vận chuyển của doanh nghiệp bưu chính để vận chuyển hàng lậu, hàng giả. Một số khác tiêu thụ hàng lậu, hàng cấm thông qua hình thức bán hàng trực tuyến online sau đó vận chuyển qua bưu chính.

Phản ánh từ thực tiễn công tác đấu tranh, Thiếu tá Nguyễn Tiến Nam - Phòng 6 Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) cho hay, hình thức phát trực tuyến (livestream) bán hàng trên các ứng dụng OTT, mạng xã hội, website, sàn thương mại điện tử bị lợi dụng triệt để để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Cục A05 đã từng phối hợp với các lực lượng phát hiện nhiều kho hàng với diện tích rất lớn đặt tại Hà Nội, Bắc Giang, Lào Cai… chứa hàng trăm nghìn mặt hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu của nhiều thương hiệu lớn như: Nike, Adidas, Gucci, Nano J.Plus… Các đối tượng đã trực tiếp tiến hành sản xuất và đăng bán thông qua mạng xã hội.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ

Việc đấu tranh với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên không gian mạng gặp rất nhiều khó khăn. Theo Thiếu tá Nguyễn Tiến Nam, nguyên nhân chính là do loại tội phạm này có tính ẩn danh cao, dễ giả mạo, thay đổi che giấu nhân thân lý lịch người thực hiện hành vi vi phạm; có thể tẩy xóa, sửa chữa, thay đổi dấu vết, chứng cứ nhằm đối phó cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, hành vi vi phạm được thực hiện không phân biệt ranh giới, vị trí địa lý, không gian. Đối tượng có thể ở vị trí này để thực hiện hành vi buôn lậu, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại ở vị trí khác.

Điều này đặt ra yêu cầu cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan, như: lực lượng an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, cảnh sát kinh tế, lực lượng quản lý thị trường, hải quan, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), cơ quan thuế… trong quá trình tác thu thập thông tin, tài liệu về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên không gian mạng, để đảm bảo hiệu quả trong công tác. Quá trình phối hợp phải có kế hoạch cụ thể chi tiết về thời gian, địa điểm, phân công lực lượng tham gia, phụ trách…

Cùng với đó là sự phối hợp của lực lượng công an địa phương để phòng ngừa việc đối tượng chống đối, tẩu tán hàng hóa, tang vật khi bị phát hiện; khống chế, thu giữ các phương tiện điện tử, các hệ thống kỹ thuật liên quan đến hoạt động vi phạm pháp luật trong quá trình tiến hành kiểm tra, khám xét; khai thác đối tượng liên quan như: bảo vệ, nhân viên bán hàng, giao hàng… để thu thập thông tin, tài liệu về các đối tượng có liên quan.

Theo đại diện Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia, các lực lượng cần làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền vận động các cơ sở kinh doanh ký cam kết không kinh doanh hàng giả; không kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, không kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; không kinh

doanh, bày bán hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; niêm yết và thông báo số điện thoại đường dây nóng của các ngành, lực lượng để người dân biết, chủ động kiến nghị, phản ánh.

Các bộ, ngành và địa phương, lực lượng chức năng tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tổng hợp các biện pháp nghiệp vụ trong kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử; phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Và đặc biệt là hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật nhà nước để nâng cao hiệu quả đấu tranh với loại hình vi phạm này.

100% sàn thương mại điện tử cam kết không kinh doanh hàng giả

Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025 đặt mục tiêu 100% sàn thương mại điện tử lớn ký cam kết không kinh doanh hàng giả; 100% tổ chức cá nhân kinh doanh trên các sàn được tuyên truyền, phổ biến quy định và 100% người tiêu dùng được tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.