TheơhộivàtháchthứctừCPTPPđangđếnrấtgầfc u craiova 1948o ông Ngô Chung Khanh, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, so với Hiệp định TPP, các nội dung cam kết của CPTTP vể điều kiện mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư vẫn giữ nguyên, tuy nhiên khác với TPP trước đây là cần có một thời gian khá dài mới có thể có hiệu lực, CPTPP sẽ có hiệu lực rất nhanh vì không có sự tham gia của Hoa Kỳ. Hiện nay CPTPP đã được Quốc hội Nhật Bản thông qua, hầu hết các nước cũng đều có cam kết phê chuẩn trong năm nay. Dự kiến đến cuối năm nay sẽ có khoảng 6 nước phê chuẩn Hiệp định này và theo quy định thì chỉ cần 6 nước thông qua thì CPTPP sẽ có hiệu lực. Do vậy, cơ hội và thách thức của Hiệp định này có thể đến ngay trong đầu năm 2019.
Cơ hội và thách thức đã đến rất gần vì thế các DN phải chuẩn bị ngay các điều kiện cần thiết để có thể tận dụng ngay các cơ hội khi Hiệp định này có hiệu lực
Nhận định về CPTPP, ông Phạm Bình An, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập Quốc tế TP.HCM cho rằng đây là một trong những hiệp định thương mại tự do quan trọng nhất của Việt Nam không chỉ về tầm vóc, quy mô mà là về độ sâu của các cam kết và hệ quả thúc đẩy cải cách thể chế, nâng cao chuẩn mực cho DN và chất lượng nền kinh tế. Mặc dù hiện tại Hoa Kỳ chưa tham gia nhưng nhiều ngành hàng như thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, may mặc, hóa chất, sản phẩm da và nhựa... sẽ được hưởng lợi và có mức tăng trưởng cao khi Hiệp hịnh CPTPP thực thi.
Cùng quan điểm như trên, ông Ngô Chung Khanh cho rằng, tuy lợi ích kinh tế của Việt Nam tại CPTPP không bằng TPP nhưng nhìn về dài hạn Việt Nam sẽ được lợi rất nhiều khi CPTPP được mở rộng và đây là xu thế tất yếu. Khi đó, CPTPP không chỉ còn là thị trường của 11 nước thành viên mà còn có sự tham gia của các nước khác, không loại trừ khả năng có cả Hoa Kỳ. Ngoài ra, đối với Việt Nam CPTPP cũng là cơ hội để Việt Nam” thuận nước đẩy thuyền” tạo thêm động lực cho sự phát triển bền vững.
Theo phân tích của ông Hà Duy Tùng, Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Tài chính, 11 nước thành viên CPTPP đang chiếm 13,5% thương mại toàn cầu. Trong đó 10 nước CPTPP chiếm 15,4% thương mại của Việt Nam. CPTPP cũng là hiệp định thương mại đầu tiên của Việt Nam với Peru, Canada, Mexico. Trong đó, Canada và Mexico là các nền kinh tế lớn thứ 11 và 14 thế giới.
Theo ông Tùng, với CPTPP các DN Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường mới, tăng trưởng xuất khẩu từ đó tăng đầu tư và việc làm. Tuy nhiên thách thức từ cạnh tranh cũng tăng, điển hình là thách thức về nguồn cung nguyên phụ liệu của ngành dệt may để đáp ứng nguyên tắc xuất xứ từ “sợi trở đi”, thách thức về hàng rào phi thuế quan của các nước khi thuế quan được cắt giảm. Hiện nay, các DN Việt Nam vẫn chưa giải quyết được những trở ngại về hàng rào phi thuế quan, vì vậy với CPTPP các DN sẽ tiếp tục phải đối mặt với các rào cản. Trong khi đó chủ nghĩa bảo hộ cũng đang có xu hướng gia tăng. Trong thị trường nội địa, một số ngành hàng còn kém cạnh tranh như chăn nuôi, thực phẩm cũng sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ các nước đối tác khi các cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa được thực thi..
Để có thể chủ động tận dụng cơ hội và đối mặt với thách thức, theo khuyến cáo của các chuyên gia, tìm hiểu cam kết là ưu tiên quan trọng đầu tiên đối với các DN. “Trong suốt quá trình đàm phán, chúng tôi chưa hề chưa nhận được câu hỏi nào của các cơ quan địa phương và DN về các nội dung đàm phán. Các cam kết trong Hiệp định này rất phức tạp, không ai có đủ khả năng hiểu hết chuyên môn của 30 lĩnh vực đàm phán, nếu không hiểu rõ thì khi thực thi rất vướng, đoàn đàm phán sẵn sàng giải đáp ngay các các thông tin mà các địa phương, DN cần. Nếu có nhu cầu, các DN và các địa phương có thể gọi điện trực tiếp hoặc gửi email cho đoàn đàm phán để được giải đáp”, ông Khanh nhấn mạnh.
Theo các chuyên gia, với xuất phát điểm thấp, các DN Việt Nam đang phải đối diện với sự sàng lọc nghiệt ngã từ các FTA trong đó có CPTPP. Điều cần làm lúc này là các DN phải thay đổi để thích nghi, phải chủ động tiếp cận để thực thi cho tốt.