【ti so u23】Đạt 12/12 chỉ tiêu kinh tế
Thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 | |
Kinh tế - xã hội năm 2019: Có thể vượt 12 chỉ tiêu Quốc hội đặt ra | |
Việt Nam đang ở đâu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế?Đạtchỉtiêukinhtếti so u23 |
Chuyên gia Lê Quốc Phương |
Theo Báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV sáng nay 21/10, Việt Nam sẽ tiếp tục có một năm thành công khi cả 12/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 đều đạt và vượt mục tiêu đề ra. Đáng chú ý, tăng trưởng GDP đạt mức khá cao, ước đạt 6,8%, trong khi tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm được kiểm soát ở mức thấp (2,7-3%)… Ông đánh giá như thế nào về những kết quả khả quan này?
Đánh giá gần 10 tháng vừa qua và dự báo cả năm, về cơ bản các chỉ tiêu cũng đạt được, đó là thực tế. Có 12 chỉ tiêu cơ bản hoàn thành hoặc hoàn thành vượt mức, trong đó có một số chỉ tiêu không dễ dàng. Ví dụ như, tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và thương mại toàn cầu suy giảm khá mạnh. Tất cả các nước đều bị ảnh hưởng, trong đó có Việt Nam. Việt Nam vẫn tăng trưởng tương đối tốt.
Bên cạnh đó, vấn đề về lạm phát, năm nay Việt Nam đặt ra mục tiêu dưới 4% nhưng chúng ta đạt được dưới 3%. Xuất khẩu trong bối cảnh thương mại toàn cầu giảm, chúng ta vẫn tăng trưởng được. Đánh giá đầy đủ và toàn diện, nhìn vào 12 chỉ số có những chỉ số không hề dễ dàng, cần ghi nhận kết quả, có nỗ lực, có kết quả xứng đáng.
Bên cạnh những mảng màu tươi sáng của "bức tranh" kinh tế-xã hội, báo cáo của Chính phủ cũng nêu rõ còn không ít tồn tại, bất cập. Theo ông, nội dung này trong báo cáo của Chính phủ đã sát thực chưa?
Vấn đề của một quốc gia không chỉ nằm trong 12 chỉ tiêu, còn nhiều nội dung khác nữa. Các tồn tại tương đối nhiều. Ví dụ câu chuyện BOT hay câu chuyện xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa năm này qua năm khác. Vùng nông thôn đồng bằng đã tương đối tốt nhưng vùng sâu vùng xa vẫn rất nghèo đói. Dù có nhiều tiền của đổ vào vẫn chưa giải quyết được. Bên cạnh đó, theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), nền kinh tế Việt Nam dù nâng được 10 bậc cạnh tranh nhưng thực tế còn rất nhiều vấn đề khó khăn.
Đáng chú ý, báo cáo đã nêu các vấn đề nhưng giải pháp đề ra còn chưa có gì đột phá, vẫn là giải pháp mang tính ngắn hạn, tình thế. Các giải pháp đi theo lối mòn, chưa đưa ra cách giải quyết quyết liệt. Vướng mắc ở đây có nhiều, trong đó có vướng mắc về hệ thống hành chính, luật pháp.
Ví dụ, câu chuyện giải ngân vốn đầu tư công rất chậm chủ yếu là do hệ thống luật pháp. Tuy nhiên, lý do đưa ra sẽ là do các cơ quan, bộ, ngành địa phương chưa quyết liệt. Các luật mới đưa ra quá chặt chẽ hoặc "đá" nhau, mâu thuẫn nhau dẫn đến không ai muốn làm. Hệ thống pháp luật còn lủng củng cần cải tiến mạnh mẽ theo hướng vừa đơn giản hóa lại vừa chặt chẽ. Mấu chốt vấn là cải cách thể chế, trong đó có hệ thống pháp luật.
So với năm 2019, Chính phủ đưa ra các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2020 dự kiến là GDP tăng khoảng 6,8%; CPI bình quân tăng dưới 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%... Ông đánh giá như thế nào về tính phù hợp và khả thi của những con số này?
Mục tiêu đề ra tương đối hợp lý nhưng có những chỉ tiêu vẫn theo cách an toàn. Ví dụ, xuất khẩu tăng khoảng 7% hay kiểm soát nhập siêu dưới 3%, kiểu gì cũng đạt được. Đó là bởi, Việt Nam đã xuất siêu 6-7 năm nay, trừ năm 2015 nhưng những năm gần đây, năm nào Chính phủ cũng đề ra chỉ tiêu về kiểm soát nhập siêu.
Chính phủ đề ra chỉ tiêu an toàn là tốt nhưng chưa thể hiện được tính chiến lược, vẫn là an toàn để sau này không phải gánh trách nhiệm. Khả năng hoàn thành kế hoạch rất tốt nhưng chưa thể hiện quyết tâm.
Hiện nay, số chỉ tiêu mà Việt Nam đưa ra dù đã giảm từ 21 xuống 19 và hiện nay là 12. Tuy nhiên, nhiều nước không đưa ra chỉ tiêu này. Ví dụ, các nước chỉ đưa ra chỉ tiêu lạm phát dưới 3%, giao nhiệm vụ cho ngân hàng Trung ương có nhiệm vụ đảm bảo kiểm soát lạm phát dưới 3%, đảm bảo công ăn việc làm ổn định.
Đưa ra hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh 12 chỉ tiêu là điều tốt, vạch ra mục đích phấn đấu, tuy nhiên không nên đưa thành pháp lệnh bởi điều này mang tính hình thức theo nghĩa đạt được thì tốt, đạt thành tích, không đạt được lại đánh giá là do nguyên nhân khách quan. Nhiều nước và nhất là các nước tiên tiến họ không đưa ra các chỉ tiêu này. Theo tôi nên cân nhắc điểm lợi hại việc đưa ra hệ thống chỉ tiêu quá nhiều như thế và đưa vào thành tính pháp lệnh.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch
- ·Nông trường Minh Hưng hoàn thành kế hoạch sớm nhất Cao su Bình Long
- ·Những con số tiêu biểu vòng 20 V
- ·Thới Lai nỗ lực dạy và học ứng phó COVID
- ·ACB lên tiếng về thông tin lãnh đạo ngân hàng đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài
- ·Du lịch xanh
- ·Kỳ vọng dòng vốn FDI năm 2023
- ·Một số kết quả nổi bật trong ngày 13/12 của Đoàn Thể thao Việt Nam tại SEA Games
- ·32 triệu tài khoản Twitter bị hack
- ·Nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài
- ·Hơn 24 triệu giấy phép lái xe chưa tích hợp VNeID, có phải đổi sang thẻ nhựa?
- ·Xây dựng các khu công nghiệp xanh
- ·Tổng kết Cụm thi đua Liên minh HTX các tỉnh, thành phố miền Đông Nam Bộ
- ·Bình Phước: Khởi công xây dựng dự án Cụm công nghiệp Minh Hưng 2
- ·Nhu cầu iPad tăng vọt, không đủ để giao hàng
- ·Vòng 25 Giải ngoại hạng Anh: Manchester City
- ·Để Quảng Ninh trở thành trung tâm kết nối vùng
- ·Bộ Quốc phòng thưởng HLV, VĐV đạt thành tích xuất sắc
- ·Vỡ hồ chứa gây thiệt hại hơn 500 triệu, chủ hồ chưa đền bù cho người dân
- ·Thu nhập khá từ nuôi vịt