Bà Nguyễn Mai Hương,ệnhviệncamkếttriểnkhaiNuôiconbằngsữamẹsparta rotterdam – feyenoord Chuyên viên Vụ Sức khỏe, bà mẹ- Trẻ em chia sẻ, mục tiêu của Đề án là thúc đẩy các cơ sở y tế thực hiện đúng các hướng dẫn của Bộ Y tế về Nuôi con bằng sữa mẹ, Chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm (EENC) và Chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo (KMC), góp phần tăng tỷ lệ trẻ được bú sớm trong một giờ đầu sau sinh và bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu của Việt Nam. | Ảnh minh họa |
Đề án được thực hiện tại 29 bệnh viện tại 9 tỉnh, thành phố, trong đó có nhiều BV sản đầu ngành như BV Phụ sản Hà Nội, BV Từ Dũ, BV Hùng Vương, BV Sản- Nhi Quảng Ninh … Các bệnh viện thực hành Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ hỗ trợ bà mẹ sinh thường và sinh mổ cho con bú trong vòng 90 phút đầu sau sinh bằng cách thực hiện chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm, đảm bảo cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trước khi xuất viện và không quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Theo đại diện Vụ sức khỏe, bà mẹ- Trẻ em, trong tháng 6, tháng 7 tới, Bộ Y tế sẽ giám sát triển khai tới các bệnh viện, tháng 8 sẽ tổ chức Lễ trao danh hiệu tới các bệnh viện nhân Tuần lễ Nuôi con bằng sữa mẹ… Trong báo cáo mới đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho thấy, ước tính có ba trong số năm trẻ mới sinh không được bú sữa mẹ trong giờ đầu tiên, khiến trẻ có nguy cơ tử vong và bệnh tật cao hơn và trẻ cũng ít có cơ hội được tiếp tục bú mẹ hơn. Hầu hết những trẻ này được sinh ra ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Trẻ nhỏ được bú sữa mẹ trong giờ đầu tiên sau khi sinh có nhiều khả năng sống sót hơn. Sự chậm trễ, thậm chí chỉ vài giờ sau khi sinh mới cho trẻ bú có thể gây ra những hậu quả đe dọa tính mạng của trẻ. Tiếp xúc da kề da cùng với việc trẻ bú sẽ kích thích người mẹ tăng tiết sữa, bao gồm sữa non, đây còn được gọi là “vắc xin đầu tiên” của trẻ, rất giàu chất dinh dưỡng và kháng thể. |