会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq uefa】Bộ Công Thương mở thêm kênh tiêu thụ cho nông sản, thực phẩm Việt!

【kq uefa】Bộ Công Thương mở thêm kênh tiêu thụ cho nông sản, thực phẩm Việt

时间:2025-01-13 10:44:24 来源:Empire777 作者:La liga 阅读:675次

Thị trường có nhu cầu lớn

Tại “Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản,ộCôngThươngmởthêmkênhtiêuthụchonôngsảnthựcphẩmViệkq uefa thực phẩm Việt Nam - Trung Quốc 2021”, diễn ra sáng ngày 26/5, ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) - thông tin: Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam với kim ngạch 4 tháng đầu năm đạt 16,8 tỷ USD, tăng 32,4%, đồng thời cũng là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với mức tăng trưởng 47,8%. Điều này phần nào thể hiện sức chống chịu và thích nghi của doanh nghiệp hai nước Việt Nam – Trung Quốc đã tăng lên trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành.

Trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, nông sản, thực phẩm đã và đang được nhiều doanh nghiệp, người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng nhờ chất lượng và khả năng cung ứng ngày càng được cải thiện. Đặc biệt, rau quả, cà phê, gạo, sắn và các sản phẩm từ sắn, thủy sản… luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.

Nhấn mạnh về tiềm năng của thị trường tỉnh Chiết Giang với nông sản Việt, ông Vũ Tiến Hùng - Trưởng đại diện Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hàng Châu - cho biết: Chiết Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Dương Tử, cùng với Thượng Hải, Giang Tô, đây là khu vực trung tâm tài chính, du lịch và kinh tế kỹ thuật cao của Trung Quốc. Hàng năm, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của các địa phương đồng bằng sông Dương Tử từ Việt Nam khoảng 20 tỷ USD. Trong đó Thượng Hải khoảng 9,5 tỷ USD, Giang Tô và Chiết Giang mỗi địa phương khoảng 5 tỷ USD.

Bộ Công Thương mở thêm kênh tiêu thụ cho nông sản, thực phẩm Việt
Nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam sẽ có thêm cơ hội tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử lớn của Trung Quốc

Ông Vũ Tiến Hùng cũng cho biết: Các địa phương khu vực đồng bằng sông Dương Tử có nhu cầu nhập khẩu lớn các mặt hàng nông nghiệp từ Việt Nam như thanh long, mít, sầu riêng, măng cụt, bưởi; thực phẩm chế biến như bánh kẹo, bánh ngọt, bánh trứng Tipo, sữa đậu nành, sữa tươi; cà phê hòa tan, hạt điều; thủy hải sản như hải sản chế biến, thủy sản đông lạnh, cá tra, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm; cao su tự nhiên và cao su công nghiệp. Chỉ riêng mặt hàng trái cây, tại chợ đầu mối hoa quả Gia Hưng, Chiết Giang mỗi năm nhập khẩu khoảng 12 ngàn tấn mít, 15-17 ngàn tấn thanh long và khoảng 20 ngàn tấn xoài. Các sản phẩm nhập khẩu ngoài việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, còn phân phối cho mạng lưới thị trường khu vực miền Đông và các tỉnh thành lân cận.

Xuất khẩu xuyên biên giới - Giải pháp hữu hiệu

Cho dù thị trường tỉnh Chiết Giang cũng như thị trường Trung Quốc có nhu cầu lớn về mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam. Tuy nhiên, các biện pháp phòng chống dịch khiến việc vận chuyển hàng hoá ngày một khó khăn, mất nhiều thời gian. Điều này đặc biệt bất lợi với mặt hàng nông sản, thực phẩm tươi, sống.

Để thúc đẩy xuất khẩu, theo ông Lê Hoàng Tài, Bộ Công Thương đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó có các biện pháp kiểm nghiệm - kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc, bao bì, nhãn mác, chứng thư xuất khẩu… phù hợp với các quy định và nhu cầu của thị trường Trung Quốc. Đặc biệt, là khuyến khích xuất khẩu qua các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT). “Hội nghị giao thương ngày hôm nay với sự tham gia của nền tảng TMĐT Tmall Global sẽ giúp doanh nghiệp Việt có thêm một kênh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc”, ông Lê Hoàng Tài nói.

Chia sẻ về nền tảng và cơ hội kinh doanh qua Tmall Global, ông Francis Chow - Trưởng phòng Phát triển kinh doanh, Tmall Global - chỉ ra: Dịch Covid-19 là một động lực lớn thúc đẩy TMĐT của Trung Quốc tăng trưởng chóng mặt. Riêng với nền tảng TMĐT Tmall Global cho phép doanh nghiệp và các thương hiệu trên khắp thế giới kinh doanh. Tmall Global có cả 2 hình thức kinh doanh B2C, B2B, tuỳ vào nhu cầu mà thương hiệu, doanh nghiệp lựa chọn hình thức phù hợp. Hơn nữa, doanh nghiệp kinh doanh trên sàn cũng có nhiều lựa chọn hơn khi có thể phân phối độc quyền một thương hiệu hoặc đăng ký cửa hàng nhượng quyền để kinh doanh sản phẩm của nhiều thương hiệu khác nhau. “Thời gian đăng ký gian hàng B2C trên sàn là từ 7-12 tuần, trong thời gian này đội tư vấn của Tmall Global tại Hàng Châu sẽ tư vấn trực tiếp và theo dõi quá trình đăng ký của doanh nghiệp gồm trang trí cửa hàng, logictics, thanh toán, hậu mãi”, ông Francis Chow nhấn mạnh.

Có thể thấy, thông qua Tmall Global, doanh nghiệp nông sản, thực phẩm của Việt Nam có thêm kênh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Vũ Tiến Hùng cũng khuyến cáo: Sản phẩm của Việt Nam sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và các nhà cung cấp từ châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đồng thời những yêu cầu về truy suất nguồn gốc, tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã bao bì sản phẩm khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc nói chung ngày càng khắt khe, nghiêm ngặt. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam có nguyện vọng phát triển ở thị trường Trung Quốc nói chung, khu vực Chiết Giang nói riêng nên đầu tư tìm hiểu kỹ thị trường, nghiên cứu phương thức kinh doanh của đối tác, thói quen của người tiêu dùng, đặc biệt là các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã bao bì, quy cách đóng gói và hình thức hợp tác với đối tác để gia tăng cơ hội khai thác thị trường.

Với 29.000 thương hiệu đến từ 87 quốc gia và vùng lãnh thổ, 5.888 danh mục mặt hàng, Tmall Global là sàn thương mại điện tử lớn được Bộ Công Thương “chọn mặt gửi vàng” hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu hàng hoá cho doanh nghiệp Việt.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Số doanh nghiệp thành lập mới vẫn giảm trong 2 tháng cuối năm
  • TP. Hồ Chí Minh cần đẩy mạnh giải ngân vốn
  • Thủ tướng kết thúc chuyến tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 30
  • EU, Trung Quốc cam kết thực thi đầy đủ JCPOA
  • Chủ tịch huyện ở TT
  • Bí thư Yên Bái bị bắn: Phân công nhân sự mới
  • TPHCM: Đa phần người dân tuân thủ quy định đeo khẩu trang nơi công cộng
  • Đến năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 42%
推荐内容
  • Nhận định, soi kèo Marbella vs Atletico Madrid, 03h30 ngày 5/1: Đá chơi thắng thật
  • Formosa xả thải: Ông Võ Kim Cự chắc chắn không được giám sát Formosa
  • Tê giác trắng châu Phi đực cuối cùng đã chết
  • Lộ trình sản xuất vắc xin Covid
  • Agribank nỗ lực cao nhất hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2025
  • Khi Thủ tướng ‘xắn tay áo’ cùng các địa phương