Đây là lần thứ 6 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với TP. Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong vòng 3 năm qua. Phát biểu tại cuộc họp,ủtướngTPHồChíMinhcầnphấnđấusớmtrởthànhthànhphốcôngnghiệpthôngminhhiệnđạkêt quả bóng đá đức Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ Báo cáo Chính trị kinh tế - xã hội với các đột phá trong phát triển TP.HCM không những được đảng viên, người dân thành phố quan tâm mà còn được cả nước quan tâm. Báo cáo được chuẩn bị nghiêm túc, công phu, rà soát, hoàn thiện rất nhiều lần. Nội dung đúc kết từ thực tiễn, không xa rời thực tiễn, thể hiện rõ ràng, nhất quán yêu cầu, định hướng phát triển các lĩnh vực của thành phố. Các nội dung phân tích, đánh giá, nhận định trong dự thảo báo cáo thẳng thắn, khách quan, nghiêm túc, rõ ràng cả về kết quả đạt được cũng như hạn chế, yếu kém trên từng lĩnh vực, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm rút ra trong nhiệm kỳ qua, mục tiêu, quan điểm, phương hướng, giải pháp chủ yếu rất sát với tình hình thành phố. Nội dung dự thảo văn kiện của TP.HCM cho thấy sự kết tinh trí tuệ, công sức của Đảng bộ và nhân dân thành phố, thể hiện được những tư tưởng lớn, tầm nhìn, định hướng lớn cùng với hệ thống các giải pháp tương đối sâu sắc và toàn diện với 24 chỉ tiêu phát triển cụ thể.
7 nhiệm vụ, giải pháp lớn chủ yếu, đặc biệt là 4 chương trình phát triển bao quát sự tăng trưởng, phát triển, hội nhập quốc tế của TP.HCM, có nhiều điểm nội dung mới như trung tâm tài chính, thành phố phía đông… Việc chuẩn bị riêng dự thảo báo cáo tập trung chuyên sâu về kinh tế - xã hội là một đặc sắc riêng so với các địa phương. Đây là sự vận dụng sáng tạo của thành phố với vai trò trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước trên tinh thần “TP.HCM vì cả nước, cả nước vì TP.HCM”. Bên cạnh đó, việc TP.HCM xây dựng riêng 4 đề án chuyên đề cũng là đặc thù so với địa phương khác. Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, kỳ vọng của cả nước đối với sự phát triển của TP.HCM là rất lớn. Thủ tướng đề nghị thành phố rà soát kỹ, bổ sung một nội dung về chủ đề Đại hội. Chẳng hạn, về huy động sử dụng mọi nguồn lực, Thủ tướng cho rằng không chỉ huy động mà phải sử dụng có hiệu quả. TP.HCM cũng phải đặt vấn đề đổi mới sáng tạo gắn với cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Mục tiêu, định hướng phát triển thành phố trong 5 - 10 năm tới và tầm nhìn đến 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước là nội hàm đặc biệt quan trọng với thành phố. Với vai trò là trung tâm, đầu tầu kinh tế của cả nước, có vị thế quan trọng ở khu vực Đông Nam Á và châu Á, TP.HCM phải áp dụng các tiêu chí về phát triển bền vững (SDGs) đến năm 2030 của Liên Hợp quốc. Nhất trí với đánh giá tình hình như trong dự thảo báo cáo của TP.HCM, Thủ tướng cho rằng thành phố đạt được những thành quả lớn lao nhưng cũng có những điểm nghẽn. Tăng trưởng GRDP chưa tương xứng với tiềm năng. Văn hóa, xã hội còn bất cập, khoảng cách phát triển, chênh lệch mức sống ở một thành phố lớn là vấn đề đặt ra. Nếu thành phố cứ đi theo mô hình cũ thì khó có thể phát triển, nếu không đổi mới cách làm, không có sự tăng năng suất lao động cần thiết thì GRDP của các địa phương khác có thể bắt kịp và vượt TP.HCM. Do đó, Thủ tướng mong muốn với vị thế của mình, TP.HCM cần dẫn đầu về vấn đề này. Môi trường đầu tư cần thông thoáng, cởi mở, thu hút hơn nữa. Một nguy cơ nữa là với cơ cấu dân số và tỷ lệ sinh hiện nay thì trong khoảng 15 năm nữa TP.HCM sẽ đối mặt tình trạng già hóa dân số, mất cân bằng giới tính. Đội ngũ cán bộ, năng lực quản trị một thành phố 15 triệu dân là điểm then chốt để TP.HCM có thể thành công. Lựa chọn cán bộ giỏi, vừa có đức, vừa có tài để gánh vác sứ mệnh của thành phố là vô cùng quan trọng; phải vừa vận dụng đúng pháp luật và giải quyết được bài toán phát triển của thành phố.
Theo Thủ tướng, với một thành phố lớn, không chỉ vấn đề phát triển kinh tế mà phải chú trọng giải quyết vấn đề xã hội như an ninh trật tự, ùn tắc giao thông… Bên cạnh lo lâu dài thì cũng phải quan tâm vấn đề trước mắt. Trong năm nay, việc hoàn thành các chỉ tiêu đề ra đối với TP.HCM là rất khó khăn, nhất là tăng trưởng, thu ngân sách nhà nước. Thủ tướng mong muốn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố cố gắng nhiều hơn nữa, với những biện pháp mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt quan tâm tháo gỡ cho các doanh nghiệp của thành phố, xây dựng hệ thống doanh nghiệp phát triển. Thành phố phải thực hiện kết luận thanh tra một cách chặt chẽ, thu hồi tài sản, đất đai vi phạm về cho Nhà nước. Về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2020 - 2025, Thủ tướng đề nghị thành phố phân tích, đánh giá rõ hơn yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của thành phố để có giải pháp, nhất là vấn đề khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực, hạ tầng, thách thức về biến đổi khí hậu… “Trong đó, tôi đề nghị các đồng chí cân nhắc mục tiêu phấn đấu sớm trở thành thành phố công nghiệp thông minh, hiện đại, hội nhập, trở thành một trung tâm kinh tế, tài chính có tầm khu vực và toàn cầu”, Thủ tướng nói. Nhắc lại phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 2018 về việc 3 thành phố của Việt Nam tham gia Mạng lưới thành phố thông minh ASEAN (gồm Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng), Thủ tướng cho rằng phát triển khu đô thị sáng tạo phía đông phải đúng hướng, cần đề cập điều này ngay trong văn kiện đại hội chứ không chỉ đề án riêng. Xây dựng thành phố xanh, thành phố số, xã hội số, kinh tế số… là những vấn đề đặt ra trực tiếp đối với TP.HCM. Về các chỉ tiêu chủ yếu, Thủ tướng cho rằng cần tính toán phù hợp hơn, trong đó chỉ tiêu GRDP bình quân đầu người mà thành phố đưa ra là thấp so với tầm vóc và định hướng phát triển của mình. Nhất trí với các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như trong dự thảo báo cáo, Thủ tướng nhấn mạnh một số nội dung quan trọng. Đầu tiên là cơ chế chính sách phù hợp để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ; huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực. TP.HCM cũng như Hà Nội không thiếu nguồn lực mà thiếu cơ chế chính sách để huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực, nếu làm tốt thì nguồn lực rất lớn, đặc biệt là quản lý đất đai, tạo quỹ đất sạch, đấu giá đất hiệu quả thì hoàn toàn đủ nguồn lực cho phát triển các công trình kết cấu hạ tầng trọng yếu của thành phố và liên vùng.
Báo cáo cũng cần nhấn mạnh đến rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển thành phố gắn với vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, giải quyết các điểm nghẽn, bất cập trong quy hoạch hiện nay. Phải có quy hoạch rộng hơn để tăng cường liên kết vùng, đảm bảo TP.HCM vừa đóng vai trò trung tâm, vừa phát triển bền vững, hài hòa, tạo động lực cho hai vùng kinh tế trọng điểm và cả nước. Với vai trò trung tâm, là đầu tàu kinh tế của cả nước, TP.HCM phải đi đầu, tận dụng hiệu quả cơ hội từ hội nhập quốc tế và thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0, chú trọng đổi mới mô hình tăng trưởng. Dẫn ý kiến cho rằng dự thảo Báo cáo Chính trị mới tập trung tâm thế vào quốc nội, tính quốc tế còn hạn chế, Thủ tướng cho rằng trong xu thế vươn lên cạnh tranh toàn cầu, TP.HCM cần mạnh dạn mở rộng tiếp cận quốc tế nhiều hơn nữa trong hoạch định chiến lược phát triển. Thành phố cần đi đầu trong hoạt động đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển, do đó, cần nâng tỷ lệ ngân sách dành cho nghiên cứu và phát triển lên 57% tổng chi ngân sách hoặc 2% GRDP của thành phố trong 5 năm tới. Với tư cách là trung tâm của vùng thì TP.HCM cũng nên dành ít nhất 5% nguồn lực, ngân sách, vốn tín dụng, đất đai để cùng các địa phương cùng vùng kinh tế trọng điểm giải bài toán phát triển vùng. Thủ tướng bày tỏ ủng hộ 4 đề án đột phá của thành phố, gồm: Đề án điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách nhà nước cho TP.HCM để thành phố có “chiếc bánh ngân sách” lớn hơn; Đề án thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP.HCM; Đề án thành lập thành phố Thủ Đức (Thủ tướng giao Bộ Nội vụ phối hợp chặt chẽ với TP.HCM, các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện đề án, chú ý các yếu tố quy hoạch, huy động nguồn lực, phương thức quản lý, báo cáo cấp thẩm quyền theo quy định); Đề án phát triển trung tâm tài chính TP.HCM (Thủ tướng đề nghị TP.HCM và các bộ, ngành khẩn trương nghiên cứu kỹ, đánh giá tác động ảnh hưởng, đặc biệt lưu ý các điều kiện cần thiết, công cụ, phương pháp tổ chức quản lý, huy động nguồn lực quốc tế và trong nước để phát triển trung tâm tài chính TP.HCM). Theo Chinhphu.vn |