【số đá miền nam hôm nay】“Hồi đó, mùa nước nổi...”
Ngồi bên hiên nhà trò chuyện cùng mấy lão nông ở xóm,ồiđmanướcnổsố đá miền nam hôm nay ông Ba Ninh (Nguyễn Văn Ninh), ở ấp Xẻo Trâm, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, than: “Tháng 8 rồi mà nước nôi đâu mất tiêu, cá mắm cũng biệt tăm, buồn quá mấy ông ơi. Hồi trước, nước nổi về nhiều tràn ngập đồng ruộng, nhìn thấy sợ, nhưng bây giờ nước nổi không được như xưa lại thấy sợ hơn”.
Năm nào đến mùa nước nổi, lão nông Hai Phi cũng giăng lưới kiếm cá.
Sinh ra và lớn lên tại vùng đất này, gia đình nghèo, không ruộng nương, nên ông Ba Ninh làm nghề giăng lưới mưu sinh. Năm nay, mùa nước nổi chậm chạp về với đồng bằng khiến ông thấy bồn chồn. Cũng dễ hiểu, bởi mùa nước nổi vừa là bạn, vừa giúp những người làm nghề giăng lưới như ông có cuộc sống đỡ hơn một chút.
Xưa cá linh đầy sông, trắng chợ...
Nhấp ly trà nóng, ông Ba Ninh nói: “Lúc trước, nước nổi về ngập tràn đồng ruộng, dân giăng lưới tụi mình mần ăn được hen mấy ông. Mấy năm trở lại đây, hổng có năm nào có mùa nước nổi đẹp, nước càng ngày càng kém, tôi thấy mà rầu thúi ruột”.
Nhớ về mùa nước nổi ngày xưa, ông Ba Ninh nói hồi đó vui lắm. Nước nổi về là cánh đồng nước mênh mông tít tắp, những rặng điên điển bông nở vàng ươm, nhìn đã mắt, người người ra đồng gọi nhau í ới. Hầu như nhà nào trong xóm cũng sắm cho mình một phương tiện để mưu sinh, người côn, người lưới, người câu… Mọi người còn hái bông súng, bông điên điển để bán. Vào những tháng nước nổi này, cá tép, bông súng, bông điên điển nhiều lắm, nhiều gia đình cũng nhờ đó mà sống khỏe. “Hồi đó, vào mùa nước nổi, lượng cá tự nhiên đánh bắt được rất nhiều, đem đi làm mắm còn không hết. Ra đồng, giăng tay lưới, nhổ vài cọng bông súng, hái thêm mớ bông điên điển là có món ngon. Còn bây giờ, giăng lưới không đủ mà ăn, lấy đâu làm mắm, còn bông súng, bông điên điển cũng có, nhưng không được như ngày xưa”, ông Ba Ninh thở dài…
Bên chái nhà, bà Nguyễn Thị Sáu, vợ ông Ba Ninh đang chuẩn bị nấu cơm chiều. Những “chiến lợi phẩm” mùa nước nổi ông vừa kiếm được vào buổi sáng, qua bàn tay bà Sáu nhanh chóng trở thành bữa cơm vô cùng hấp dẫn. Ấn tượng nhất là món lẩu mắm thơm nức nấu với cá rô đồng, nhúng bông súng, bông điên điển và các loại rau đồng tươi, sạch mới hái trong vườn. Rồi đến cá rô kho tiêu. Món ăn mùa nước nổi tuy dân dã, nhưng mỗi lần nhớ đến lại thấy cồn cào bao tử.
Mùa nước nổi quê tôi rất hiền hòa, nước dâng cao lên từ từ rồi tràn qua bờ ruộng làm ngập các cánh đồng, sau đó rút từ từ, mang theo biết bao sản vật thiên nhiên. Lượng nước không nhiều như ở thượng nguồn An Giang, Đồng Tháp... nhưng cá linh cũng về đầy sông, trắng chợ, bông điên điển rực vàng bên những luống rau xanh được bày bán ở các chợ từ thành thị đến nông thôn. Với mọi người, ai nấy đều vui mừng đón mùa nước nổi, với hy vọng sẽ thêm chút thu nhập cho gia đình.
Đi cùng mấy ông bạn làm nghề giăng lưới ra đồng, ông Nguyễn Văn Thâu, ở ấp 13, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, nói nước nôi kiểu này, vất vả ngày đêm, nhưng cá mắm có được bao nhiêu đâu. Ở xóm này, ông Thâu hay được gọi là… nhà thơ, vì khi ông nói chuyện hay đọc thơ lắm. Nhìn ra cánh đồng, nhấp nhô bóng những người giăng lưới, đẩy côn, lúc này ký ức về những mùa nước nổi đẹp lại hiện về trong tâm trí ông, giọng chậm rãi, ông Thâu hắng giọng đọc mấy câu thơ:
“Ruộng ngập bờ tràn, tôm cá quẫy
Ao chìm nước phủ, súng sen lồng
Bạt ngàn điên điển vàng in bóng
Lẩu mắm nhà ai thơm quãng sông”.
(Mùa nước nổi - Sông Thu)
“Phải nói bài thơ này hay thiệt. Ngày xưa, cá mắm nhiều khôn kể, nhờ mùa nước nổi mà nhiều người sống khỏe. Mấy năm nay, nước càng ngày càng kém, mà lại về trễ nữa. Tôi thấy lo quá, chỉ sợ nếu một mai không còn mùa nước nổi, chắc…”, ông Thâu trầm ngâm…
Nay, tháng 9 nước nổi về, nhưng vẫn nhớ chuyện xưa !
Sau những ngày trông ngóng, đến tháng 9 âm lịch, qua mấy trận mưa dầm, con nước nổi đã về. Dù con nước nhỏ, nhưng người dân ai nấy cũng hào hứng chào đón con nước muộn. Thấy nước lên, lão nông Hai Phi (Trương Văn Phi, ở khu vực 2, phường III, thành phố Vị Thanh) cũng rong ruổi suốt ngày ở ngoài đồng với mấy tay lưới. Vừa giăng lưới xong, ông Hai Phi tranh thủ về nhà ăn vội miếng cơm với mấy con cá rô kho lạt chấm bông điên điển vàng ươm. Ông Hai Phi tặc lưỡi: “Tôi thả 600m lưới từ lúc khuya đến rạng sáng mà chỉ kiếm được hai, ba ký cá. Những năm trước, cá, tôm về đầy. Với 5 tay lưới, tôi giăng hết cánh đồng này đến cánh đồng khác, con kênh này đến con kênh nọ. Tay lưới chưa giăng xong, cá đã nhộn nhạo ở đầu phía trước, chẳng mấy chốc đã nặng trịch. Năm nay, tưởng đâu cá về như mọi năm, giăng lưới bán một ít, còn một ít làm khô, tặng mấy ông bạn thân ngày tết. Ai dè, cá ít như thế này, không đủ lo chi phí hàng ngày, lấy đâu có dư mà làm khô”.
Nhìn con nước lăn tăn, ông Hai Phi kể rằng, ông gắn bó với nghề giăng lưới từ thời trai trẻ cho đến nay, xuồng ghe, câu lưới chộn rộn vốn quen thuộc ngày nào, giờ chỉ còn là ký ức. Hồi đó, mùa nước nổi, ghe xuồng giăng lưới nhộn nhịp cả khúc sông, cánh đồng. Thậm chí có nhà, cả vợ chồng, con cái cùng lên ghe mà đi giăng lưới. Còn giờ, nhiều người đã bỏ nghề, tìm phương kế khác để mưu sinh. “Hồi trước, cá tôm nhiều, giăng tay lưới này xong, tôi phải đi thăm tay kia liền, cứ liên tục, liên tục như vậy. Có đêm đi thăm lưới đến hai, ba giờ sáng, lạnh run người, các ngón tay, ngón chân móp hết vì lạnh, nhưng được cái nhiều cá, nhiều tôm nên thích lắm”, ông Hai Phi nói mà đôi mắt miên man.
Mùa nước nổi luôn đẹp trong ký ức nhiều người, ai cũng mong mùa nước nổi đến sớm, lên chậm và kéo dài, bởi đó là món quà mà thiên nhiên ban tặng và là nguồn sống của không ít gia đình. Song song đó, còn đem phù sa màu mỡ cho vườn tược xanh mướt, xum xuê, đồng ruộng được mùa bội thu. Theo nhiều người dân, dẫu mùa nước nổi đã về, nhưng năm nay con nước lạ hơn, nên mọi người không khỏi lo ngại. Mắt nhìn xa xăm, ông Nguyễn Văn Hòa, ở ấp 4A, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, bộc bạch: “Mấy năm trước, lũ đổ về ào ào, ai nấy lo sợ nước lũ nhấn chìm đồng ruộng, rẫy mía. Vậy mà năm nay, đến tháng 8 âm lịch rồi, con nước vẫn còn “xa lắc xa lơ” càng nghĩ chúng tôi lại càng thấy lo nhiều hơn...”.
Không biết từ khi nào người dân quê tôi đã quen sống chung với mùa nước nổi, theo thời gian, nước nổi không còn ào ạt tràn về phủ kín những cánh đồng như xưa. Giờ đây, hình ảnh về mùa nước nổi đẹp dường như chỉ còn trong ký ức... Một mùa nước nổi nữa lại về, nhưng mùa nước nổi năm nay không giống mọi năm, xuồng ghe, câu lưới ít chộn rộn hơn, cá tôm cũng không theo con nước về với người dân đồng bằng này, nên nhắc đến mọi người lại nhớ:
“Quê em mùa nước nổi
Điên điển nở vàng đồng
Chiếc xuồng con chèo chống
Trắng trời nước mênh mông”…
(Mênh mông mùa nước nổi - Xuân Vy)
“Qua mùa nước nổi, cũng đủ tiền mua ít bộ đồ tết, có cá làm khô ăn tết…” Dẫu mùa nước nổi năm nay không còn như xưa, nhưng ông Ba Ninh cũng cố gắng giăng mấy tay lưới kiếm cá, dành dụm ít tiền sắm cho mấy đứa cháu bộ đồ tết. Ông Ba Ninh chia sẻ: “Mấy năm trước cá mắm nhiều, đồ tết của mấy đứa nhỏ và bánh mứt đều do một tay tôi lo hết. Năm nay, cá ít, nguồn thu giảm nhiều, nhưng cũng dành ra ít tiền sắm cho tụi nhỏ bộ đồ, để vui xuân với chúng bạn”. Còn ông Hai Phi bộc bạch: “Năm nay, dù cá mắm ít hơn mọi năm, nhưng tôi cũng dành một ít cá sặc, cá lóc làm khô để “đàm đạo” với mấy ông bạn thân đêm giao thừa”. |
Bài, ảnh: CẨM LÌNH