【cách tính đề miền bắc】Đổi mới thể chế là động lực nền móng cho tăng trưởng kinh tế
Thưa Bộ trưởng,Đổimớithểchếlàđộnglựcnềnmóngchotăngtrưởngkinhtếcách tính đề miền bắc kết quả phát triển kinh tế năm 2017 và những tháng đầu năm 2018 có tác động như thế nào đối với tăng trưởng kinh tế 2018 và các năm tiếp theo?
Thành tựu nổi bật nhất của năm 2017 là lần đầu tiên sau nhiều năm, chúng ta hoàn thành tất cả các chỉ tiêu kinh tế - xã hội được Quốc hội giao. Đây là thành tựu quan trọng nhất, tạo đà thuận lợi để hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra của Kế hoạch năm 2018, Kế hoạch 5 năm 2016-2020 và Chiến lược 10 năm 2011-2020.
Tiếp nối đà phát triển của năm 2017, kết quả phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2018 là hết sức khả quan. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,38%, là mức cao nhất của quý I trong 10 năm trở lại đây. Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát. Giải ngân vốn FDI ước đạt 5,1 tỷ USD, tăng 6,3%. Số DN thành lập mới đạt trên 41,2 nghìn DN với số vốn đăng ký ước đạt khoảng 412 nghìn tỷ đồng. Tổng kim ngạch XK ước đạt 73,76 tỷ USD, tăng 19%; xuất siêu ước đạt khoảng 3,39 tỷ USD...
Đây là những tín hiệu đáng mừng, nhất là trong bối cảnh trong nước và quốc tế đang có nhiều yếu tố thuận lợi, tác động tích cực đến nền kinh tế. Kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng, cùng với đó, nhiều chính sách cải cách, đổi mới trong nước tiếp tục phát huy hiệu quả, môi trường kinh doanh và cầu nội địa tiếp tục được cải thiện, tác động tích cực từ các FTA, hiệp định CPTPP... Có nhiều lý do để chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng vào triển vọng phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm 2018 và những năm tiếp theo. Tuy nhiên, chúng ta đều hiểu rằng, để đạt được những mục tiêu và kỳ vọng, còn rất nhiều việc phải làm để giữ vững đà tăng trưởng, không chỉ cho năm 2018 mà còn cho những năm tiếp theo.
Chính phủ đã và đang triển khai những công việc quan trọng nào nhằm hiện thực hóa những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2018 cũng như 2 năm cuối của chu kỳ 5 năm 2016-2020?
Công việc quan trọng nhất là đổi mới thể chế, đây được coi là động lực mang tính nền móng, căn bản đối với tăng trưởng kinh tế, vừa là sự cần thiết phải đổi mới trong bối cảnh có nhiều thay đổi diễn ra nhanh chóng, vừa là yêu cầu bắt buộc để phát triển.
Công cuộc cải cách thể chế hiện đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, kinh doanh đã và đang được xây dựng trên tinh thần đổi mới mạnh mẽ như: Luật Quy hoạch, Luật Hỗ trợ DNNVV, Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công... tạo hành lang pháp lý chặt chẽ nhưng cũng hết sức thuận lợi để phát huy mọi lợi thế phục vụ cho phát triển nhanh và bền vững.
Điển hình như Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Luật được xây dựng với quan điểm tận dụng tối đa nguồn lực của đất nước, tạo lập các cơ chế vượt trội, mang tính cạnh tranh với các nước trên thế giới và khu vực, tạo ra sân chơi quốc tế mới trên chính lãnh thổ Việt Nam, thúc đẩy tất cả các thành phần kinh tế tham gia. Dự án Luật này sẽ được Quốc hội xem xét và thông qua tại Kỳ họp thứ 5, tạo cơ sở pháp lý kịp thời để hình thành và phát triển 3 khu hành chính kinh tế đặc biệt, sớm trở thành động lực và cực tăng trưởng mới của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những bước đầu tiên. Nhìn tổng thể lộ trình cải cách thể chế, chúng ta vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Nhiệm vụ hoàn thiện thể chế cần tiếp tục đẩy mạnh, tạo chuyển biến rõ nét trong tăng trưởng, hình thành các cơ chế nhằm giải phóng các nguồn lực phát triển. Mọi thành phần kinh tế đều phải tích cực, chủ động tham gia, đóng góp vào quá trình cải cách.
Cải cách thể chế cần sự chuyển động cả hệ thống mới có thể tạo điều kiện cho DN có môi trường kinh doanh thuận lợi. Ảnh: S.T. |
Những vấn đề liên quan đến năng suất lao động được Chính phủ triển khai như thế nào, thưa ông?
Nâng cao năng suất lao động là nhân tố cốt lõi, quan trọng nhất nhằm cải thiện chất lượng tăng trưởng, thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó việc tận dụng được cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được coi là giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao năng suất lao động, giúp Việt Nam đẩy nhanh tốc độ, thu hẹp dần khoảng cách với các nước phát triển. Đây là cơ hội ngàn năm có một, nếu không tận dụng được, chúng ta sẽ phải mất rất nhiều năm mới có thể có lại được cơ hội này.
Năm 2017, năng suất lao động của Việt Nam tăng 5,9% so với 2016 (bình quân giai đoạn 2011-2017 tăng 4,7%/năm). Điều đáng mừng là năng suất lao động có xu hướng gia tăng trong từng năm. Tuy nhiên, chúng ta chưa thể hài lòng, bởi đến nay, năng suất lao động của Việt Nam vẫn ở thứ hạng rất thấp so với khu vực (chỉ bằng 7% của Singapore, 17,6% Malaysia, 36,5% Thái Lan...).
Chính vì lẽ đó, Bộ KH&ĐT đang triển khai nhiệm vụ được Chính phủ giao, xây dựng đề án về các giải pháp thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời, chúng tôi cũng đang nỗ lực tối đa để sớm hoàn thành đề án Chiến lược quốc gia về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với trọng tâm là huy động sự tham gia rộng rãi của cả một thế hệ người Việt Nam đã và đang rất thành công trong các lĩnh vực về công nghệ, trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật... cùng với việc hình thành các trung tâm công nghệ, đổi mới, sáng tạo, hiện đại bậc nhất trên thế giới nhằm hỗ trợ cho các DN khởi nghiệp, DN 4.0 phát triển. Đây là các nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và nếu thực hiện thành công sẽ là nhân tố quyết định tạo sự phát triển đột phá trong các ngành, lĩnh vực và của cả nền kinh tế.
Bên cạnh hai nhiệm vụ nói trên, phát triển khu vực kinh tế tư nhân kết hợp với với sự liên kết mạnh mẽ giữa khu vực kinh tế trong nước với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng là vấn đề được Chính phủ đã và đang hết sức lưu ý, bởi khu vực FDI cũng là động lực tăng trưởng quan trọng.
Xin cho biết đánh giá của Bộ trưởng về triển vọng kinh tế 2018 và đến năm 2020?
Bên cạnh các động lực tăng trưởng đến từ cải cách thể chế, năng suất lao động, khu vực kinh tế tư nhân, còn rất nhiều các nhân tố động lực khác để minh chứng cho triển vọng khả quan kinh tế Việt Nam trong năm 2018 cũng như những năm tiếp theo như: Kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ cấu lại nền kinh tế... Dư địa còn nhiều, vấn đề là làm thế nào khai thác một cách nhanh, hiệu quả. Tình hình kinh tế - xã hội những tháng đầu năm là hết sức tích cực. Song đây mới là bước đầu, nhiệm vụ đến cuối năm còn hết sức nặng nề đòi hỏi tất cả chúng ta cần hết sức nỗ lực, tiếp tục tập trung thực hiện nhanh, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, nhất là trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư của DN, người dân. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, chúng ta không được phép lơ là, bỏ qua những khó khăn, thách thức cả trước mắt và lâu dài.
Trong trung và dài hạn, kinh tế Việt Nam những năm tới hứa hẹn cả những cơ hội và thách thức đan xen. Một số dự báo cho rằng, tăng trưởng GDP trung bình của Việt Nam giai đoạn 2018-2020 có thể đạt 6,85%, có năm đạt trên 7%. Mặc dù vậy, Chính phủ vẫn luôn ý thức được những vấn đề nội tại cũng như những tác động khách quan từ bên ngoài có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Mục tiêu mà chúng ta hướng tới là sự tăng trưởng bứt phá, tăng trưởng nhanh và bền vững trên cơ sở tận dụng thành tựu khoa học công nghệ, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại, có nền kinh tế thị trường tiên tiến, phát triển nhanh, bền vững.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm Đồng
- Legislators to opine on results of socio
- NA elect new NA Vice Chair, approve new Deputy PM, Minister of Public Security
- The core of VN
- Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
- EU interested in supporting Việt Nam’s growth as a sustainable partner
- Việt Nam sends 800 peacekeepers on UN missions in ten years
- Lawmakers propose extension of VAT rate cut to buoy recovery
- Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk
- Việt Nam hopes UN, ASEAN coordinate closely, effectively over Myanmar issue: Ambassador
- New Japanese consul in Đà Nẵng to promote business, exchanges
- Investing in children means investing in nation’s future: PM
- Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
- Foreign leaders congratulate newly
- Khởi tố loạt giám đốc doanh nghiệp mua bán trái phép hoá đơn
- Royal Netherlands Navy’s frigate makes port call in Hải Phòng City
- Thailand always values enhanced strategic partnership with Việt Nam: Thai foreign minister
- Việt Nam calls for cooperation in protection, use of transboundary water resources
- Nhanh chóng giải phóng bộ nhớ iPhone trong vài phút
- Việt Nam reiterated calls for ending US embargoes against Cuba