Xuất khẩu của ngành da giày tiếp tục tăng trong năm 2019 | |
Xuất khẩu giày dép tăng trưởng khả quan | |
Ngành da giày: Lạc quan với mốc kim ngạch xuất khẩu 22 tỷ USD | |
Ngành da giày: Nhiều xu hướng mới |
Sản xuất giày dép- túi xách tại Công ty giày Viễn Thịnh. Ảnh: Nguyễn Huế. |
Tiềm năng tăng trưởng tốt
Theànhdagiàyđauđầudochiphítălịch thi đấu vô địch indonesiao Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso), trong 6 tháng đầu năm 2019, kim ngạch XK của ngành da giày đạt trên 10,33 tỷ USD. Trong đó, giày dép đạt 8,53 tỷ USD, túi xách đạt 1,8 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất trong 6 tháng đầu năm là Mỹ, tiếp đến là EU, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Lefaso nhận định, trong năm 2019 nhu cầu tiêu dùng tại các nước XK chính của Việt Nam vẫn cao. Trung Quốc tiếp tục chủ trương giảm đầu tư trong các lĩnh vực dệt may và da giày để tập trung cho các ngành công nghệ cao nên các đơn hàng gia công giày dép, túi xách sẽ tiếp tục xu hướng dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam tận dụng ưu đãi thuế quan từ các hiệp định CPTPP, EVFTA.
Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung bắt đầu tác động đến XNK của Việt Nam. Không chỉ tạo ra làn sóng chuyển dịch đơn hàng, nhiều nhà đầu tư trong ngành da giày cũng đã chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam nhằm tránh tác động của chiến tranh thương mại và đón đầu các FTA có hiệu lực trong năm 2019. XK da giày của Việt Nam trong năm 2019 được dự báo sẽ tiếp tục tăng nhờ XK của khối FDI tăng.
Căn cứ các phân tích trên, Lefaso dự báo, chỉ số sản xuất da giày trong năm 2019 sẽ tăng từ 10-11%; tổng kim ngạch xuất khẩu da giày đạt 21,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2018.
Nhiều thách thức
Mặc dù vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khả quan, nhưng theo ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Lefaso, ngành da giày đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong đó thách thức lớn nhất là về chi phí.
Hiện nay, chi phí của ngành da giày khá cao ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành sản phẩm cũng như sức cạnh tranh của ngành. Theo phân tích của ông Thuấn, khi chi phí vật tư của doanh nghiệp vượt quá 30% thì DN thì sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh. Trong khi đó chi phí về vật tư của ngành da giày hiện đang ở mức từ 48-50%, chi phí nhân công chiếm khoảng 30%, chi phí quản lý 10%, còn lại lợi nhuận của DN chỉ chiếm từ 10-12%.
Về chi phí vật tư, hiện ngành da giày đang phải NK nguyên liệu chính là da thuộc đến 70% chủ yếu từ các nước Bắc Mỹ, Braxin... nên chi phí NK khá cao làm tăng chi phí trong cả chuỗi sản xuất. Nguyên nhân là do da thuộc sản xuất trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu do việc chăn nuôi còn chưa đảm bảo kỹ thuật. Bên cạnh đó chi phí nhân công của ngành da giày cũng tăng lên khá cao trong những năm gần đây do việc tăng lương tối thiểu kéo theo tăng chi phí về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chưa kể các DN phải cạnh tranh về tiền lương với các DN FDI để giữ chân lao động có tay nghề.
Để giải bài toán nêu trên, đại diện Lefaso cho rằng, cùng với việc kiểm soát các nhóm chi phí cơ bản tạo ra giá thành sản phẩm, các DN trong ngành da giày phải giải được bài toán về tăng năng suất lao động.
Theo đó, để giảm chi phí NK nguyên liệu, cần phải có chiến lược cụ thể phát triển nguyên phụ liệu. Để làm được điều này không chỉ cần có sự nỗ lực của Hiệp hội và các DN trong ngành mà còn phải sự tham gia của Chính phủ và các bộ, ngành trong việc đầu tư xây dựng các khu công nghiệp thuộc da tập trung vì thực tế thời gian qua cho thấy việc triển khai đầu tư các khu công nghiệp tập trung của ngành da dày đang gặp phải không ít khó khăn về cơ chế, chính sách và nguồn lực... vượt quá khả năng của Hiệp hội và các DN.
Liên quan đến năng suất lao động, ông Lưu Phước Dũng, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi cho rằng, trong khi năng suất lao động tại các DN FDI đang ở mức khá cao, khoảng 1,3 đến 1,5 đôi giày/giờ/1 công nhân thì tại các DN Việt Nam một công nhân chưa làm nổi một đôi giày trong vòng 1 giờ. Năng suất lao động thấp cũng làm tăng chi phí cho DN. Để giải bài toán này, các DN cần phối hợp với các trường trong việc đào tạo công nhân ngay từ những năm đầu tiên. Việc này không chỉ giúp các trường nâng cao chất lượng của sinh viên mà bản thân DN cũng sẽ chọn lựa được các sinh viên tốt nhất cho mình mà không cần phải đào tạo lại. Đây cũng là mô hình rất hiệu quả đang được một số DN FDI áp dụng. Cùng với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, để tiết kiệm chi phí sản xuất các DN cần áp dụng quản trị tích hợp trên nền tảng số. Một trong những thách thức hiện nay của các DN là việc áp dụng công nghệ 4.0 của các DN còn khá hạn chế.
Theo ông Phạm Hồng Việt, Chủ tịch Hội da giày Hà Nội, ngành da giày đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Để giải bài toán về chi phí và duy trì tăng trưởng về XK các DN phải có các giải pháp hiệu quả về công nghệ quản trị và phát triển bền vững. Tuy nhiên, để thực hiện được các giải pháp là không dễ với các DN vừa vừa nhỏ. Để tháo gỡ khó khăn này cho các DN, bên cạnh việc hỗ trợ về đào tạo thiết kế, quản trị, công nghệ, Hội còn hỗ trợ đào tạo CEO cho các DN vì “việc thay đổi một DN thì quan trọng nhất vẫn là người đứng đầu”, ông Việt nhấn mạnh.
Trong năm 2018, tổng kim ngạch XK của toàn ngành da giày đạt 19,63 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2017. Sản phẩm giày dép của Việt Nam đã được XK tới hàng trăm nước trong đó có 50 nước có kim ngạch XK trên 1 triệu USD. |