Sau 70 năm xây dựng và phát triển,ànhThuếsaunămhìnhthànhvàpháttriểnĐápứngyêucầuđổimớivàhộinhậpquốctếsoi kèo frankfurt hôm nay ngành Thuế đã và đang từng bước hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước. Thay đổi chính sách phù hợp với tình hình mới Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, trong bối cảnh đất nước “ngàn cân treo sợi tóc”, ngân quỹ chính quyền non trẻ hầu như trống rỗng. Để giải quyết những nhu cầu cấp thiết và hiện thực hóa quan điểm lấy dân làm gốc, dựa vào dân, phục vụ nhân dân vừa đảm bảo lợi ích quốc gia, ngành Tài chính đã cải cách hệ thống thuế cũ, bãi bỏ các thứ thuế bất hợp lý và xây dựng chế độ thuế mới. Mặc dù chưa có chính sách thuế chính thức, nhưng những thứ thuế mà người dân đóng về lương thực đã thật sự góp phần quan trọng cho công cuộc trường kỳ kháng chiến thành công. Dưới chính quyền cách mạng những năm kháng chiến (1956 - 1975), bên cạnh nguồn thuế chủ lực là thuế nông nghiệp, thì nhiều chính sách thuế mới đã ra đời như: Thuế doanh nghiệp, thuế lợi tức, thuế buôn chuyến, thuế hàng hóa, thuế sát sinh, thuế kinh doanh nghệ thuật, thuế thổ trạch, thuế môn bài, thuế muối và thuế rượu.
Trong khoảng thời gian 1966 - 1975 là thời kỳ cải tạo và xây dựng CNXH ở miền Bắc, các loại thuế chủ yếu được thực hiện theo Nghị quyết số 200/UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trên cơ sở sửa đổi, bổ sung các sắc thuế để phù hợp với tình hình; trong đó thu từ khu vực quốc doanh, tập thể và cá thể đã góp phần động viên một phần cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc và chi viện cho miền Nam. Các chính sách thuế giai đoạn này cũng đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp phát triển, nhất là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể; xoá bỏ quan hệ bóc lột phong kiến, cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh và cá thể, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của cả nước. Trong những năm 1976 -1989, các loại thuế tiếp tục được hoàn thiện, áp dụng đồng bộ trong cả nước, phù hợp với quá trình thống nhất các chính sách giá cả, tiền tệ, thị trường. Chính sách thuế đã được sửa đổi, cải tiến theo hướng động viên và tạo nguồn thu trong nước, kết hợp với tranh thủ nguồn vốn nước ngoài dưới hình thức viện trợ, vay nợ, đã đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước (NSNN). Nhờ vậy, đã chủ động được nhu cầu chi tiêu thiết yếu ngày càng tăng của đất nước trong tình hình mới. Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia Những kết quả đạt được trong công tác quản lý thu thuế đã góp phần tích cực hoàn thành các mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng đề ra; đặc biệt số thu các năm đã vượt mức dự toán được Quốc hội, Chính phủ giao, năm sau cao hơn năm trước, góp phần đảm bảo cân đối thu - chi của Nhà nước. Số liệu thống kê từ năm 1990 đến nay cho thấy, khi hệ thống thuế cả nước là một ngành dọc trực thuộc Bộ Tài chính thì nhiệm vụ thu NSNN luôn được ngành Thuế hoàn thành xuất sắc. Tính bình quân, số thu nội địa giai đoạn 1990 - 2014 đạt 17,8% so với GDP (tổng thu NSNN giai đoạn này đạt 23,3% so với GDP). Tổng thu do ngành Thuế quản lý tăng dần qua các năm, đến nay đã chiếm hơn 80% so với tổng thu NSNN. Bên cạnh nhiệm vụ chính trị là thu NSNN, trong những năm qua, ngành Thuế cũng đang từng bước cải cách thủ tục hành chính, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Cụ thể, năm 2014 Tổng cục Thuế đã trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 19 sửa đổi bổ sung 7 thông tư, qua đó đã giảm được 201,5 giờ. Nghị định số 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại 4 nghị định quy định về thuế đã giảm được 88,36 giờ; Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của 5 luật về thuế (có hiệu lực từ 1/1/2015) đã giảm được 80 giờ. Như vậy, tính đến 1/1/2015, thời gian nộp thuế đã giảm được 370 giờ, còn 167 giờ. Ngày 27/2/2015, Tổng cục Thuế đã trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 26/2015/TTBTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 quy định chi tiết thi hành Luật Sửa đổi, bổ sung các Luật về thuế giá trị gia tăng (GTGT), hóa đơn, thuế tài nguyên và quản lý thuế. Qua đó, thời gian khai hóa đơn, kê khai, khấu trừ thuế GTGT của doanh nghiệp đã giảm thêm 10 giờ; ngày 22/6/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp, nhờ đó giảm thêm được trên 30 giờ cho người nộp thuế. Cùng với việc sửa đổi cơ chế, chính sách nêu trên, Tổng cục Thuế đã đưa nhiều ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế như: Ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS), nộp thuế điện tử, qua đó đã giảm được trên 10 giờ. Tính đến 30/6/2015, thời gian nộp thuế chỉ còn 117 giờ, vượt yêu cầu đặt ra tại Nghị quyết 19 của Chính phủ. Kết quả này đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phù hợp với thông lệ quốc tế, được Thủ tướng Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.
Nhật Minh |