【tỷ lệ kèo 789】Khởi tố vụ án 13 xe tải vận chuyển phế liệu lậu
Khởi tố 10 đối tượng trong vụ buôn lậu tại Quảng Ninh | |
Khởi tố vụ án buôn lậu liên quan đến 44.000 tấn quặng của Công ty Bảo Nguyên | |
Xuất lậu phế liệu,ởitốvụánxetảivậnchuyểnphếliệulậtỷ lệ kèo 789 một doanh nghiệp bị khởi tố hình sự |
Mỗi xe tải chở hơn chục tấn phế liệu bị bắt giữ |
Ẩn nấp khi bị truy đuổi
Đêm 6/11/2019, Tổ công tác liên ngành, gồm: Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam (Đội 3 - Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) phối hợp với Đoàn 3 - Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) phát hiện 13 xe ô tô tải nghi vấn chở hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn chứng từ hợp pháp đang di chuyển từ khu vực biên giới Campuchia về Long An nên tổ chức theo dõi, truy đuổi.
Theo lãnh đạo Đội 3, khi tổ công tác tạm dừng 2 xe để kiểm tra, các đối tượng đã thông tin cho nhau, nên các xe còn lại không dám chạy trên đường chính mà chạy vào ẩn lấp tại các cây xăng, ngõ cụt. Sau khi truy tìm được tất cả 13 xe của đoàn xe này, tổ công tác thực hiện kiểm tra ban đầu, sau đó di lý về TPHCM để kiểm tra chi tiết và giám định hàng hóa. Kết quả xác định 13 xe nêu trên vận chuyển hàng hóa là phế liệu không có hóa đơn, chứng từ kèm theo. Trị giá toàn bộ lô hàng trên 1,5 tỷ đồng.
Làm việc ban đầu với cơ quan Hải quan, tài xế các xe tải chở phế liệu nêu trên đều khai nhận vận chuyển thuê cho chủ hàng là ông Lý Hoàng Anh. Việc vận chuyển được hai bên thỏa thuận miệng (qua điện thoại). Hàng hóa được vận chuyển từ kho hàng của ông Lý Hoàng Anh tại xã Bình Tân, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An về Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, TPHCM.
Tuy nhiên, tại buổi làm việc vào ngày 23/3/2020, ông Nguyễn Phi Long (lái xe ô tô BKS 60C-205.39), ông Nguyễn Văn Đông (lái xe ô tô BKS 93C-081.75) khai nhận được ông Lý Hoàng Anh thuê điều khiển xe sang Campuchia vận chuyển phế liệu về Việt Nam qua cửa khẩu Long Khốt. Qua rà soát, lời khai của ông Nguyễn Phi Long, Nguyễn Văn Đông phù hợp với thông tin dữ liệu hành trình của 2 xe ô tô nêu trên.
Đối với xe 98C-001.42, ngày 26/3/2020, ông Tô Công Thiên (lái xe) khai địa điểm bốc hàng (phế liệu sắt) lên xe ô tô BKS 98C-001.42 ngày 6/11/2019 là từ kho của ông Lý Hoàng Anh tại xã Bình Tân, thị xã Kiến Tường, Long An nhưng qua rà soát lời khai trên không phù hợp với thông tin, dữ liệu hành trình xe 98C-001.42.
Về nguồn gốc của hàng hóa, tại thời điểm kiểm tra, bắt giữ 13 xe, ông Lý Hoàng Anh - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại - Lương thực Hoàng Anh Long An đến làm việc với Tổ công tác khai nhận là chủ sở hữu của các lô hàng trên và xuất trình 13 hóa đơn chứng minh nguồn gốc của hàng hóa, nhưng sau đó đã thừa nhận 13 hóa đơn này không phải của lô hàng vận chuyển trên 13 xe đã bị bắt giữ, các lô hàng trên không có hóa đơn chứng từ!
Bên cạnh đó, ông Lý Hoàng Anh khai báo không thuê, không chỉ đạo ông Nguyễn Văn Đông điều khiển xe BKS 93C-081.75 sang Campuchia để bốc hàng, không phải chủ lô hàng vận chuyển trên xe ô tô BKS 93C-081.75, không biết người điều khiển xe từ Campuchia về Việt Nam; không phải chủ lô hàng phế liệu do Nguyễn Phi Long vận chuyển trên xe ô tô BKS 60C-205.39 bị bắt giữ ngày 6/11/2019 tại Long An, và không biết ai là chủ hàng và địa điểm bốc hàng.
Lòng vòng nguồn gốc phế liệu
Tuy nhiên, kết quả xác minh của cơ quan Hải quan tại đơn vị cung cấp thiết bị hành trình xác định ngày 6/11/2019 đến 7/11/2019 có 3 xe di chuyển từ Campuchia về Việt Nam; các xe trên chở phế liệu sắt, tổng trị giá theo chứng thư trên 282 triệu đồng. Cụ thể: Xe ô tô BKS 60C-205.39 chở 20.070 kg phế liệu sắt, trị giá trên 90 triệu đồng; xe ô tô BKS 98C-001.42 chở 22.740 kg phế liệu sắt, trị giá trên 102 triệu đồng; xe ô tô BKS 93C-081.75 chở 19.920 kg phế liệu sắt, trị giá gần 90 triệu đồng. Làm việc với cơ quan Hải quan, 2 trong số 3 lái xe (một lái xe không đến làm việc theo giấy mời) thừa nhận có lái xe sang Campuchia để chở phế liệu do ông Lý Hoàng Anh thuê.
Sau khi các xe phế liệu bị cơ quan Hải quan bắt giữ, các lái xe điện báo về hàng hoá đã bị kiểm tra đề nghị ông Lý Hoàng Anh mang 13 hoá đơn, chứng từ nêu trên xuất trình cho cơ quan Hải quan. Ông Lý Hoàng Anh cho biết, do lúc đó không suy nghĩ được gì nên mới làm vậy, giờ bình tĩnh nghĩ lại thấy việc làm trên là sai nên đã chủ động khai nhận lại đúng theo toàn bộ sự việc. Lô hàng trên được thu gom của người dân tại thị xã Kiến Tường, Long An. Trước khi mua, ông có hỏi người bán nguồn gốc của lô hàng, họ cho biết lô hàng có nguồn gốc nhập khẩu, nhưng chứng từ nhập khẩu đã bị thất lạc. Lô hàng thuộc 13 hoá đơn ông Lý Hoàng Anh cung cấp cho cơ quan Hải quan tại thời điểm 13 xe hàng bị bắt đã được bán hết cho khách hàng.
Tại các buổi làm việc với cơ quan Hải quan sau đó, ông Lý Hoàng Anh lại khai nhận, trong 13 xe hàng nêu trên, có 6 xe ông được ông Trường, có địa chỉ tại Gò Châu Mai, xã Khánh Hương, huyện Vĩnh Hưng, Long An, thuê lái xe chở quá tải từ xã Bình Tân, Kiến Tường, Long An về huyện Bến Lức- Long An, với giá 700.000 đồng/xe. Số hàng trên 7 xe còn lại của ông Lý Hoàng Anh, ông này trực tiếp điện thoại cho các lái xe thuê vận chuyển phế liệu sắt, nhôm, giấy từ xã Bình Tân, Kiến Tường, Long An về giao cho khách tại Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, nhưng không nhớ tên, địa chỉ của lái xe và khách hàng (!?).
Căn cứ vào lời khai của các lái xe, chủ xe, lời khai của ông Lý Hoàng Anh, cơ quan Hải quan đủ cơ sở xác định ông Lý Hoàng Anh là chủ các lô hàng phế liệu vận chuyển trên 13 xe ô tô bị bắt nêu trên, trị giá hàng hoá lớn, có dấu hiệu phạm tội “Buôn lậu” quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự. Cục Điều tra chống buôn lậu đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Buôn lậu” xảy ra tại Long An.