【nhận định psv eindhoven】Bình Dương: Xuất khẩu kỳ vọng bứt phá tháng cuối năm
Bình Dương: Doanh nghiệp xuất khẩu vượt khó,ìnhDươngXuấtkhẩukỳvọngbứtpháthángcuốinănhận định psv eindhoven duy trì tăng trưởng cao | |
Hải quan Bình Dương hỗ trợ doanh nghiệp hồi phục hoạt động xuất nhập khẩu | |
Bình Dương đưa ra ba giai đoạn phục hồi kinh tế |
Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH nội thất gỗ Phú Đỉnh, Bình Dương. Ảnh: Tiểu My |
Bắt nhịp tăng trưởng
Thông tin từ Hiệp hội Dệt may Bình Dương, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng lũy kế 10 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 7% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Đặc biệt, khi Chính phủ, các tỉnh, thành có chính sách mở cửa, trở lại trạng thái “bình thường mới”, các DN đã nhanh chóng trở lại sản xuất, nâng dần công suất và tăng xuất khẩu.
Theo Cục Hải quan Bình Dương, tính đến ngày 15/11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của các DN trên địa bàn tỉnh đạt 51,394 tỷ USD, tăng 16,21 so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 29,088 tỷ USD, tăng gần 15%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm gỗ, sản phẩm may mặc, sắt thép, sản phẩm điện tử… |
Theo đó, trong tháng 10/2021, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm ngành dệt may của Bình Dương ước đạt 152 triệu USD, tăng 241,4% so với tháng trước. Các thị trường chính là Mỹ, Liên minh châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản… Dự báo từ nay đến hết năm 2021, các đơn hàng sẽ nhiều hơn, DN trong ngành sẽ từng bước phục hồi, tăng tốc sản xuất, tiếp tục gia tăng giá trị xuất khẩu.
Bên cạnh đó, một số ngành xuất khẩu chủ lực của tỉnh đã phục hồi sản xuất sớm hơn dự đoán. Trong đó, các DN chế biến, xuất khẩu gỗ đang nỗ lực chủ động áp dụng nhiều giải pháp vượt khó về thiếu lao động cũng như chi phí đầu vào tăng cao để tăng tốc sản xuất. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ tháng 10 ước đạt 418,6 triệu USD, tăng 124,5% so với tháng trước. Lũy kế 10 tháng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng chủ lực này ước đạt hơn 5,1 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của Bình Dương.
Với đà tăng trưởng hiện tại, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cả năm tự tin về đích khoảng 14,5 tỷ đô la Mỹ. Các DN đã và đang tìm mọi biện pháp để thích ứng trong tình hình mới. Các DN ngành gỗ cũng đã có những kế hoạch chiến lược để phục hồi sản xuất rất cụ thể, trong đó có lộ trình cho giai đoạn 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng.
Đại diện Công ty Tubo Vina (Bến Cát, Bình Dương) cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh, doanh thu trong quý 3 của công ty bị sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, bắt đầu từ quý 4, khi trở lại trạng thái “bình thường mới” công ty nhận được rất nhiều đơn hàng lớn. Do đó, Tubo Vina xác định mục tiêu phải tăng tốc sản xuất và tự tin giữ mức tăng trưởng.
Tận dụng "thời điểm vàng" cuối năm
Bà Đỗ Loan, Giám đốc Công ty Sao Nam (Bình Dương), cho biết, đang tăng tốc khôi phục sản xuất, chuyển từ sản xuất "3 tại chỗ" sang "3 xanh". Công ty Sao Nam may mắn được các đối tác, khách hàng hỗ trợ, chia sẻ khó khăn, có những khách hàng còn chuyển tới 70% giá trị hợp đồng để DN có nguồn lực hoạt động.
Bên cạnh đó, theo các DN, hiện các nước châu Âu và Mỹ đang dỡ bỏ từng bước hoặc hoàn toàn bỏ lệnh phong tỏa, nhu cầu hàng hóa trên thị trường thế giới đang hồi phục trở lại, đây là cơ hội để các DN đẩy mạnh xuất khẩu. Hiện các DN đã biết tận dụng lợi thế từ những Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã ký kết và có hiệu lực. Các hiệp định mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu của tỉnh như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản… Các DN cần linh động trong việc liên hệ trực tiếp với các nhà cung ứng, ưu tiên thanh toán sớm cho DN cung cấp nguyên phụ liệu.
Tuy nhiên, theo các DN, tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, trong quá trình khôi phục hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu các DN phải đối mặt với nhiều thách thức, áp lực như: áp lực phòng, chống dịch bệnh; chi phí sản xuất tăng cao do giá nhiều nguyên liệu đầu vào tăng; vận chuyển hàng hóa nguyên vật liệu vẫn chưa thực sự thông suốt...
Đại diện Hiệp hội Da giày, túi xách tỉnh Bình Dương cho rằng, ngoài việc DN chủ động, Bình Dương cần có chiến lược phát triển nguyên phụ liệu, có cơ chế ưu đãi thuế quan đối với các dự án đầu tư vào sản xuất nguyên phụ liệu, mới có thể giải quyết nút thắt về vấn đề quy tắc xuất xứ, giúp DN tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Hầu hết các sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao, doanh nghiệp đều phải nhập của nước ngoài, giá thành khó cạnh tranh, nhất là với các sản phẩm mang thương hiệu lớn.
Ngoài ra, cùng với các phương án nỗ lực duy trì sản xuất, giữ được đơn hàng xuất khẩu, nhu cầu nguồn lao động để đáp ứng nhu cầu các đơn hàng xuất khẩu tăng mạnh dịp cuối năm là vấn đề nhiều DN trên địa bàn quan tâm. Theo đó, cần có chính sách tạo động lực lôi kéo lao động về tỉnh càng nhiều càng tốt. Từ thực tế cho thấy nhu cầu nguồn lao động của nhiều ngành xuất khẩu chủ lực của Bình Dương như chế biến, xuất khẩu gỗ, dệt may, điện tử… đang rất cao, nhất là sau khi một lượng lớn lao động đã về quê trong đợt dịch vừa qua.
Theo Cục Hải quan Bình Dương, xác định nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng cuối năm 2021 là ưu tiên cho việc hỗ trợ DN phục hồi sản xuất kinh doanh, thông qua việc tạo thuận lợi về thủ tục hải quan, thông quan hàng hóa, linh hoạt trong giảm thiểu thủ tục hành chính. Cục Hải quan Bình Dương sẽ tiếp tục vận hành có hiệu quả tổ hỗ trợ, xử lý vướng mắc về thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK; thường xuyên theo dõi, liên lạc để nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp, kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh, hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
相关文章
Hải quan Lạng Sơn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao năng lực thông quan hàng hóa
Thủ tướng: Lạng Sơn cần đi đầu trong triển khai cửa khẩu thông minh Lạng Sơn: Nhiều khoản thu nội đị2025-01-11Thu hút FDI năm 2019 đạt 38 tỷ USD, cẩn trọng với xu hướng góp vốn, mua cổ phần
Nhà nước không nên góp vốn trong dự án PPP bằng "đất vàng"Xu hướng đầu tư góp vốn, mua cổ phần tăng2025-01-11Lợi dụng danh tính Nguyên Phó cục trưởng Bộ Y tế để lừa đảo bán Hương Phục Khí
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết đơn vị này nhận được đơn kiến nghị, phản &aac2025-01-11Số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng trở lại
Ngày 10/8, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Giám đ&oc2025-01-11Đề nghị xử lý hình sự đối với vi phạm sim rác
Phát biểu tại cuộc làm việc của tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ ở Tập đoàn VNPT, ông Phan Tâm ch2025-01-11HoREA kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý cho căn hộ du lịch
Hiện còn nhiều vướng mắc về mặt pháp lý đối với loại hình bất động sản Condotel.Đây là văn bản kiến2025-01-11
最新评论