Tổ chức,ổchứccánhânvàdoanhnghiệphưởnglợikhithựcthiLuậtSởhữutrítuệtrực tiếp kqbd cá nhân được sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp
Theo Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), với các hướng dẫn chi tiết, có nhiều điểm mới, đơn giản hóa thủ tục hành chính ở mức tối đa, Nghị định 65/2023/NĐ-CP (NĐ 65) hướng dẫn thi hành Luật SHTT sửa đổi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong hoạt động chuyển giao công nghệ, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, giống cây trồng.
Cục Sở hữu trí tuệ đã và đang tích cực triển khai tuyên truyền, tập huấn thực thi Luật SHTT và các văn bản hướng dẫn thi hành. Ảnh: CTV |
Theo phân tích của Cục SHTT, một trong các nội dung lớn khi sửa Luật SHTT năm 2022 là khuyến khích, khai thác và phổ biến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng là kết quả của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) sử dụng ngân sách nhà nước.
Điểm mới có tính bước ngoặt là, đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước, quyền đăng ký xác lập quyền SHTT đối với các đối tượng này được giao cho tổ chức chủ trì được thực hiện một cách tự động và không bồi hoàn.
Nghị định có tính “mở”, tạo điều kiện cho tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội được sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và tránh gây lãng phí. |
Tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí và giống cây trồng khi các đối tượng này được tạo ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN mà không cần thông qua thủ tục giao quyền đăng ký.
Trên cơ sở đó, NĐ 65 đã quy định các thủ tục để tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN thông báo, đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) đối với kết quả nghiên cứu (là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí) để bảo đảm thủ tục xác lập quyền được thực hiện sớm nhất có thể.
Bên cạnh đó, để bảo đảm xã hội có thể thụ hưởng được thành quả nghiên cứu KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước, Nghị định còn quy định thủ tục giao quyền đăng ký quyền SHCN cho các tổ chức, cá nhân khác trong trường hợp tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN không có nhu cầu đăng ký xác lập quyền với kết quả được tạo ra hoặc trường hợp đơn đăng ký xác lập quyền bị từ chối chấp nhận đơn hợp lệ hoặc bị rút trước khi đơn được công bố.
Đơn giản hóa, rút gọn các thủ tục hành chính với đơn sở hữu công nghiệp
Đồng thời với ưu điểm nêu trên, các quy định mới của NĐ 65 hướng tới việc đơn giản hóa, rút gọn các thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc tiếp nhận, xử lý, trả kết quả trực tuyến đối với các đơn sở hữu công nghiệp (SHCN). Đây là điểm quan trọng của nghị định, sẽ góp phần thúc đẩy các viện, trường, doanh nghiệp và các cá nhân chủ động đăng ký xác lập, bảo hộ quyền SHCN.
Nghị định đã quy định cụ thể cách thức, trình tự, thủ tục để các tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ (chủ yếu là các viện nghiên cứu, trường đại học) chủ động đăng ký xác lập quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước.
Quy định này không chỉ khắc phục các bất cập hiện nay về việc đăng ký và khai thác các đối tượng quyền SHCN và quyền đối với giống cây trồng do Nhà nước đầu tư mà còn là cú hích để khuyến khích các chủ thể nghiên cứu nhiệm vụ KH&CN chủ động đăng ký, khai thác thương mại các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng được tạo ra.
Thúc đẩy quan hệ hợp tác với doanh nghiệp để chuyển giao công nghệ, thương mại hóa và thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư để phát triển, nghiên cứu sản phẩm, qua đó thu về nhiều lợi ích kinh tế cũng như đạt được các mục tiêu về an sinh xã hội.
Bổ sung quy định về thủ tục “cấp lại” khi văn bằng bảo hộ bị mất, thất lạc...
Điểm nổi bật nữa là NĐ 65 được xây dựng theo hướng giảm số lượng tờ khai (chỉ yêu cầu một tờ khai), thực hiện cấp văn bằng bảo hộ dưới dạng điện tử, không yêu cầu nộp bản sao căn cước công dân (chỉ yêu cầu khai số căn cước công dân)...; đồng thời quy định cụ thể về cách tính các thời hạn nhằm minh bạch hóa thủ tục hành chính.
Thủ tục hành chính liên quan đến SHTT được đơn giản tối đa. Ảnh: minh hoạ |
Ngoài ra, nghị định đã bổ sung quy định về thủ tục “cấp lại” khi văn bằng bảo hộ bị mất, thất lạc hoặc bị rách, v.v. Việc bổ sung quy định này giúp giảm đáng kể chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp so với việc phải làm thủ tục “cấp mới”, đồng thời giảm được thời gian chờ đợi của người dân, doanh nghiệp.
Để ứng dụng công nghệ, tích hợp với các dịch vụ công trực tuyến khác, NĐ 65 đã hướng dẫn việc xây dựng các cơ sở dữ liệu về SHCN để phục vụ hoạt động quản lý nhà nước, đáp ứng nhu cầu của người dân và khả năng tiếp cận các kho thông tin cho các đối tượng có nhu cầu dùng tin phục vụ hoạt động xác lập và bảo vệ quyền SHCN.
Cụ thể, Điều 29 của nghị định đã bổ sung quy định cấp văn bằng bảo hộ dưới dạng điện tử, quy định này giúp Việt Nam tiếp cận với cách thức cấp văn bằng của các nước tiên tiến trên thế giới, giảm thiểu tài liệu, hồ sơ giấy và thời gian chờ đợi của người nộp đơn.
Để chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho việc chuyển đổi số này, Cục SHTT đang nỗ lực triển khai hệ thống nộp đơn điện tử (Cổng dịch vụ công trực tuyến, Cổng dịch vụ công quốc gia) đối với tất cả các thủ tục hành chính liên quan đến xác lập quyền SHCN. Theo đó, việc xử lý đơn SHCN được thực hiện trên hệ thống điện tử trên cơ sở quy định của Luật SHTT và các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành về việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. |