发布时间:2025-01-26 00:57:19 来源:Empire777 作者:Cúp C2
Ưu đãi tài chính đóng góp lớn cho Thủ đô phát triển
Đây là Nghị định thay thế Nghị định số 123/2004/NĐ-CP về một số cơ chế tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội và Nghị định số 112/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 5 Nghị định số 123/2004/NĐ-CP.
Theo đánh giá của Chính phủ, qua hơn 10 năm thực hiện, các cơ chế tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội như: Ưu tiên về bố trí vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn viện trợ, định mức phân bổ chi ngân sách địa phương (NSĐP), mức huy động vốn đầu tư phát triển, thưởng vượt thu và đầu tư trở lại… đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tạo bước đột phá về đầu tư hạ tầng, thúc đẩy sự phát triển của thành phố (TP).
Thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn Thủ đô đến năm 2015 tăng gần 5,6 lần so với năm 2004, không những bảo đảm được chi thường xuyên và chi trả nợ mà còn dành tích lũy ngày càng cao cho đầu tư phát triển (chi đầu tư phát triển năm 2004 là 1.998 tỷ đồng, năm 2015 là 22.439 tỷ đồng, tăng khoảng 11 lần). Kể từ khi có Nghị định 123, ngân sách trung ương (NSTƯ) đã thưởng và đầu tư trở lại cho Hà Nội là 11.879 tỷ đồng. Từ năm 2005 đến 2015, Trung ương đã ưu tiên hỗ trợ nguồn vốn vay dự án ODA và vay ưu đãi cho Hà Nội khoảng 1,868 tỷ USD. Thành phố (TP) đã phát hành 12.905 tỷ đồng trái phiếu xây dựng Thủ đô để đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm…
Tuy nhiên, thời gian qua vẫn còn những hạn chế trong triển khai các cơ chế đặc thù. Cụ thể như, dù tổng thể thu NSTƯ trên địa bàn TP thực hiện trong năm có thể không đạt dự toán, nhưng TP vẫn được thưởng vượt dự toán thu và đầu tư trở lại, ảnh hưởng đến cân đối của NSTƯ. Mức dư nợ của TP so với nhu cầu vốn đầu tư xây dựng hạ tầng vẫn ở mức thấp, trong thời gian tới TP sẽ huy động vốn ở mức cao hơn để có nguồn đầu tư phát triển. Đồng thời, quy định về mức dư nợ của TP chưa gắn với khả năng trả nợ của TP.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên và đáp ứng các yêu cầu mới đặt ra, Chính phủ xây dựng Nghị định mới thay thế Nghị định 123 và Nghị định 112 một cách căn bản, toàn diện và phù hợp với Luật NSNN năm 2015 và Luật Thủ đô.
Qua thẩm tra, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính ngân sách tán thành với dự thảo Nghị định của Chính phủ. Tuy nhiên, qua thảo luận tại UBTVQH, một số ý kiến đề nghị cần có những cơ chế đột phá hơn để TP. Hà Nội có điều kiện thuận lợi để phát triển.
Thưởng vượt thu bằng tiền đi vay thì rất khó
Tại phiên họp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng đề xuất thêm một loạt cơ chế ưu đãi cho TP về tài chính như tiền thu từ cổ phần hoá, lợi nhuận để lại, về phân bổ vốn đầu tư, về thẩm quyền quyết định dự án đầu tư,…
Bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết với tốc độ phát triển hiện nay, thách thức với Hà Nội thời gian tới về hạ tầng, về môi trường… là rất lớn, cần phải có giải pháp đột phá để tháo gỡ.
Chia sẻ với những khó khăn của TP, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng nhu cầu đầu tư phát triển của TP là xác đáng. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho biết cân đối NSTƯ mấy năm vừa qua và thời gian tới hết sức khó khăn, do đó phải có thêm điều kiện thưởng vượt thu và đầu tư trở lại cho TP trong trường hợp NSTƯ vượt thu. Đơn cử như năm nay, đến thời điểm này, nhiều địa phương đã vượt thu lớn nhưng NSTƯ mới đạt 83,6%, có thể âm tới 8.000 – 12.000 tỷ đồng. Do đó, nếu tiếp tục áp dụng các cơ chế cũ sẽ rất khó khả thi.
Bày tỏ sự cảm ơn đối với Bí thư Hoàng Trung Hải tại kỳ họp Quốc hội vừa qua đã nêu rõ ý kiến về việc điều chỉnh tỷ lệ điều tiết giữa NSTƯ và NSĐP, tạo đồng thuận cao trong Quốc hội, đồng thời, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đề nghị hết sức cân nhắc khi tiếp tục thực hiện các cơ chế tài chính đặc thù cho TP Hà Nội theo quy định trước đây.
“Nếu thưởng vượt thu trong điều kiện NSTƯ âm quỹ thì bội chi tăng, nợ công cũng tăng. Thưởng bằng tiền đi vay thì rất khó”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.
Về một số đề nghị của Hà Nội, Bộ trưởng cho biết một số chính sách Hà Nội đề nghị như để lại tiền cổ phần hoá, thu cổ tức lợi nhuận sau thuế… đều đã được quy định, nằm trong Kế hoạch tài chính 5 năm, Kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Quốc hội thông qua. Một số cơ chế khác cũng đã quy định trong Luật NSNN, do đó phải hết sức cân nhắc. Riêng đề nghị tăng 10% định mức chi đầu tư của TP, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho là thỏa đáng, phù hợp.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thừa nhận đây là bài toán rất khó với điều hành ngân sách: “Hơn ai hết, Quốc hội, UBTVQH hiểu những khó khăn của ngân sách, nhất là NSTƯ, càng ngày càng không đóng vai trò chủ đạo. Quốc hội cũng hiểu những khó khăn của Hà Nội”. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính tham mưu cho Chính phủ để vận dụng hài hòa, vừa đảm bảo đúng luật, đúng cơ chế, vừa không làm thu hẹp nguồn lực cho Thủ đô.
Nêu rõ thêm về những khó khăn của NSTƯ thời gian tới, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết rất nhiều khoản thu của NSTƯ đã liên tục giảm sút trong bối cảnh hội nhập, như cắt giảm hàng loạt sắc thuế, giá dầu thô giảm liên tục, thu chênh lệch thu chi ngân hàng… Chỉ riêng khoản thu chênh lệch từ Ngân hàng Nhà nước từ năm 2014 trở về trước đều hơn 10.000 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên những năm gần đây khoản thu này là không có, thậm chí âm. Do đó, Bộ trưởng rất mong TP. Hà Nội có sự chia sẻ với Trung ương trong bối cảnh hiện nay. |
H.Y
相关文章
随便看看