【cúp c2 uefa europa league】Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ chủ trì buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan và đông đảo phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông. Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân - đại diện Bộ Công Thương tham dự buổi họp báo. Kinh tế tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, sáng cùng ngày (1/6), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thường kỳ tháng 5 nhằm đánh giá tình hình kinh tế, xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm; tình hình thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, giải ngân vốn đầu tư công cùng một số nội dung quan trọng khác; đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá trong thời gian tới. Theo đó, trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024, nhiều tổ chức quốc tế đánh giá triển vọng kinh tế, thương mại thế giới có dấu hiệu khả quan, song tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường; bất ổn chính trị ở một số khu vực leo thang; giá đô la Mỹ, giá vàng tăng cao; chính sách tiền tệ ở nhiều nước vẫn thắt chặt và chưa rõ xu hướng thời gian tới; biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh tác động nặng nề... Ở trong nước, thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, ông Trần Văn Sơn nhấn mạnh, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp theo các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Lãnh đạo Chính phủ, trong đó tập trung: Chuẩn bị chu đáo, bảo đảm tiến độ, chất lượng các tài liệu cho Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV; đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, thực thi pháp luật; phê duyệt toàn bộ Quy hoạch 06 vùng kinh tế, xã hội; làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới. Xử lý linh hoạt các vấn đề tồn đọng và những vấn đề mới phát sinh; ứng xử linh hoạt, hiệu quả trong các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; giữ gìn môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển... Đồng thời, tổ chức nhiều cuộc họp, hội nghị về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các công trình, dự án quan trọng quốc gia, phát triển nhà ở xã hội, tín dụng... Thông tin về thảo luận tại Phiên họp Chính phủ sáng nay, ông Trần Văn Sơn cho biết, các thành viên Chính phủ thống nhất nhận định: Tình hình kinh tế, xã hội tháng 5 và 5 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực, nhiều lĩnh vực tháng 5 đạt kết quả cao hơn tháng 4 và tính chung 5 tháng tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực. Nổi bật là: Kinh tế tiếp tục duy trì đà phát triển tích vực ở cả 3 khu vực. Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định. Sản xuất công nghiệp phục hồi tốt, tháng 5 tăng 3,9% so với tháng 4 và tăng 8,9% so với cùng kỳ; tính chung 5 tháng tăng 6,8%. Khu vực dịch vụ tiếp tục tăng mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 tăng 9,5%; 5 tháng tăng 8,7%. Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 5 tháng tăng 4,03%. Tỷ giá, lãi suất có xu hướng ổn định. An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm (xuất khẩu gạo 5 tháng đạt 4,15 triệu tấn, kim ngạch đạt 2,65 tỷ USD, tăng 14,7% về lượng và tăng 38,2% về trị giá); cơ bản bảo đảm cân đối cung cầu lao động. Xuất khẩu tiếp tục xu hướng tăng mạnh. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 5 tăng 9,1% so với tháng 4 và tăng 22,6% so với cùng kỳ; tính chung 5 tháng tăng 16,6%, trong đó xuất khẩu tăng 15,2%; nhập khẩu tăng 18,2%. Đáng mừng là nhập khẩu tăng trở lại phục vụ cho sản xuất trong nước và cán cân thương mại 5 tháng xuất siêu 8,01 tỷ USD. Về thu ngân sách nhà nước tăng mạnh, tình hình tài chính - ngân sách nhà nước tiếp tục được cải thiện. Tổng ngân sách nhà nước 5 tháng ước đạt 52,8% dự toán năm, tăng 14,8% so với cùng kỳ. Nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia và bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát thấp hơn giới hạn quy định. Lĩnh vực du lịch phục hồi mạnh, vượt cùng kỳ trước đại dịch. Khách quốc tế 5 tháng đạt 7,6 triệu lượt, tăng 64,9% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2019. Đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực. Giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đạt 22,3% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ. Thu hút FDI đạt 11 tỷ USD, tăng 2%, trong đó vốn đăng ký mới đạt 7,9 tỷ USD, tăng 27,5%, cao nhất trong 3 năm qua; vốn FDI thực hiện đạt 8,3 tỷ USD, tăng 7,8%, cao nhất trong những năm qua. Phát triển doanh nghiệp có xu hướng tích cực; trong 5 tháng có 98,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 4,1% so với cùng kỳ, cao hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (97.300 DN). Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân được cải thiện; trong tháng 5 có 94,8% số hộ gia đình đánh giá có thu nhập ổn định hoặc cao hơn cùng kỳ; hỗ trợ cho người dân gần 18.500 tấn gạo; tổ chức ý nghĩa Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và các ngày Lễ lớn. Cải cách hành chính, nhất là cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính, chuyển đổi số, Đề án 06 và phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh, góp phần củng cố niềm tin trong Nhân dân. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; uy tín, vị thế đất nước được nâng lên. Nhiều tổ chức, chuyên gia uy tín quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam. Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời Bên cạnh khẳng định những kết quả đạt được là cơ bản, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, các thành viên Chính phủ thẳng thắn nhìn nhận còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức, nổi bật là: Sức ép chỉ đạo điều hành còn cao, nhất là về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tỷ giá và nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vàng. Tình hình sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực gặp nhiều khó khăn; nông nghiệp gặp thời tiết bất lợi; sản xuất công nghiệp, một số ngành dịch vụ, sức mua phục hồi nhưng còn chậm. Việc tiếp cận vốn tín dụng còn khó khăn (đến cuối tháng 5, tăng trưởng tín dụng mới đạt 2,41%); nợ xấu có xu hướng tăng; số doanh nghiệp rút khỏi thị trường còn cao. Thị trường bất động sản bước đầu ổn định nhưng khó khăn, vướng mắc còn chậm được giải quyết; việc triển khai gói tín dụng 120 nghìn tỷ cho nhà ở xã hội chưa được cải thiện; còn 29,1 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công chưa phân bổ; đời sống một bộ phận người dân khó khăn; thiên tai, dịch bệnh, nắng nóng, hạn hán, sụt lở nghiêm trọng ở một số nơi; tình hình tội phạm, tội phạm mạng, an ninh an toàn thông tin còn diễn biến phức tạp… "Trên cở sở xác định các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và phân tích tình hình quốc tế, khu vực, trong nước, Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ quan điểm định hướng chỉ đạo, điều hành và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thời gian tới"- ông Trần Văn Sơn nhấn mạnh. Trong đó tập trung: Về chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm. Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng, hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên; phấn đấu tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm khoảng 5%, cả năm khoảng 15%; tiếp tục thực hiện việc giảm lãi suất cho vay từ 1 đến 2%, trong đó 5 ngân hàng thương mại lớn là nòng cốt. Triển khai ngay các giải pháp ổn định thị trường vàng; phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước; sớm có phương án huy động thêm 100 nghìn tỷ trái phiếu Chính phủ cho các công trình hạ tầng giao thông. Tập trung xử lý khó khăn, vướng mắc trong huy động, sử dụng vốn ODA. Tiếp tục thực hiện miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền sử dụng đất để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Kiểm soát lạm phát theo đúng mục tiêu đề ra; có giải pháp ổn định thị trường, giá cả. Tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu) và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, nhất là trong 3 lĩnh vực: Thể chế, cơ chế, chính sách; phát triển kinh tế vùng, liên kết vùng, đô thị; chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, các ngành, lĩnh vực mới như chíp bán dẫn, AI… Quyết liệt đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mực tiêu quốc gia. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của 5 Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ và 26 Tổ công tác của thành viên Chính phủ. Tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia. Khẩn trương ban hành đầy đủ, kịp thời các Nghị định, Thông tư, văn bản hướng dẫn, bảo đảm đồng thời với hiệu lực của các Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản, Các tổ chức tín dụng… Quyết liệt cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; đẩy mạnh chuyển đổi số, Đề án 06, xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia. Khẩn trương ban hành, tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai các quy hoạch đã ban hành, đặc biệt là quy hoạch điện VIII, các quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp phụ trợ; đẩy nhanh tiến độ các dự án quy mô lớn, công nghệ cao, lan tỏa mạnh mẽ; điều hành chủ động, linh hoạt, nhất định không để thiếu điện, xăng dầu trong mọi tình huống; tận dụng tốt cơ hội xuất khẩu nông sản; sớm gỡ "thẻ vàng" (IUU); điều tiết, bảo đảm đủ nước cho nông nghiệp, sản xuất điện, sinh hoạt của người dân; tổ chức thực hiện hiệu quả phòng, chống cháy rừng với phương châm "4 tại chỗ"; tập trung phát triển mạnh các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, ứng dụng công nghệ cao; tiết giảm chi phí vận tải, logistics; đẩy mạnh thu hút du lịch, tăng cường quản lý giá, chất lượng dịch vụ, nhất là mùa du lịch hè. Tiếp tục xử lý các vấn đề tồn đọng, kéo dài, trong đó có 2 dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2; đảo đảm an sinh xã hội, đời sống Nhân dân. Chuẩn bị cải cách tiền lương theo các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội theo nguyên tắc bảo đảm công bằng, bình đẳng, hài hoà, ổn định và có lộ trình phù hợp; đề xuất phương án phù hợp nhất thực hiện từ ngày 01/7/2024. Tăng cường quốc phòng, an ninh; bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống tội phạm; phòng chống tham nhũng, tiêu cực.Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2024: Tình hình kinh tế xã hội hồi phục tích cực Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024: Thương mại,ọpbáoChínhphủthườngkỳthácúp c2 uefa europa league dịch vụ, du lịch phục hồi nhanh Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024.Ảnh: VGP Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ cung cấp thông tin cho báo chí về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024.Ảnh: VGP Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân tham dự Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024
相关推荐
-
Soi kèo góc Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
-
Thúc đẩy quan hệ hợp tác Đối tác chiến lược toàn diện Việt – Trung
-
“Nóng” chuyện giải cứu nhân đạo ở Syria
-
Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 45 của Mỹ
-
Tiếp tục sửa đổi các quy định về thủ tục hành chính cho kho bạc số
-
Hà Nội: Tiêu huỷ kem dưỡng da chứa chất độc hại, nguy hiểm cho người dùng
- 最近发表
-
- Apple ra mắt ốp lưng kiêm pin dự phòng 25 tiếng cho iPhone 6
- Thi công khi chưa có phép, doanh nghiệp bất chấp lệnh dừng của chính quyền
- Phó Thủ tướng tiếp lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản
- Triều Tiên lại đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân
- Đề xuất giáo viên dạy thực hành lái xe chỉ cần tốt nghiệp cấp 3
- Vẻ đẹp rực rỡ của LAMORI dưới ánh hoàng hôn
- Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Thái Bình
- Diễn đàn “Cơ hội hợp tác khi FTA Việt Nam
- Công an An Giang truy tìm đối tượng nghi siết cổ con gái riêng của vợ
- Bắc Giang: Tiêu hủy gần 116 nghìn sản phẩm giả nhãn hiệu lớn
- 随机阅读
-
- Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại Sa Pa
- Bình Định tăng cường hợp tác thương mại với Canada
- Quốc hội thông qua Luật Báo chí và Luật Trẻ em
- Ông Vương Đình Huệ được đề cử làm Phó Thủ tướng
- Bộ Thông tin và Truyền thông lên tiếng về lộ trình tắt sóng 2G
- Nhiều hoạt động tại Festival Nghề truyền thống
- Nước Pháp “xoay trục”
- Thi công khi chưa có phép, doanh nghiệp bất chấp lệnh dừng của chính quyền
- Chuyến xe 52 chỗ phủ kín rèm, hàng chục người bị lừa 'vào tròng' đi xem đất
- Việt Nam mong muốn tăng cường sự trợ giúp quốc tế trong các hoạt động nhân đạo
- Đề xuất đầu tư xây cao tốc Quảng Bình
- Cao Bằng đề nghị bố trí vốn xây cầu đường bộ II Tà Lùng
- Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
- Báo Ấn Độ đưa tin chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam
- T&T Group và Tập đoàn Erex hợp tác phát triển nhà máy điện sinh khối tại An Giang
- Đánh giá kết quả nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII
- Cơ quan hải quan nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ
- Đặc phái viên Philippines hủy chuyến thăm Trung Quốc
- Độc đáo lễ hội tôn vinh sản vật ớt A riêu
- Hiệp thương cơ cấu nhân sự đại biểu Quốc hội, HĐND
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Đề xuất di dời cây si bị tung tin có hình giống mặt người ra khỏi chợ ở Gia Lai
- Bão Saola đã vào Biển Đông, ít khả năng gây gió mạnh và mưa lớn
- Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
- Nghi phạm bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội nhảy cầu tự tử, công an nói gì?
- Khát vọng vươn lên trở thành tỉnh công nghiệp phát triển nhanh và bền vững
- Ông Đinh Tiến Dũng cho rằng xây nhà 6 tầng ở Khương Hạ cũng rất bất cập
- Đoàn xe phân khối lớn đi vào cao tốc: CSGT đề nghị 24 chủ xe đến cơ quan công an
- Chủ tịch Quốc hội thắp hương tưởng niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini
- Chi trả chế độ cho thân nhân lao động thiệt mạng vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội
- Công an làm rõ 'động cơ khác' trong vụ phản đối vận chuyển tro, xỉ ở Hải Dương