当前位置:首页 > World Cup

【kq belarus】Hướng đến ĐHTTTQ 2018:Taekwondo & niềm tin ở tương lai gần

Thực hiện bài tập “Con đường tơ lụa”

“Mạ ơi” & “Thượng đế cũng phải khóc”

Minh chứng cho quyết tâm này,ướngđếnĐHTTTQTaekwondoniềmtinởtươnglaigầkq belarus cuối tháng 8, thầy và trò Taekwondo Huế đã gấp rút nâng cao thể lực, kỹ chiến thuật thông qua những bài tập về kiểm tra tốc độ, sức mạnh, sức bền khi qua dốc, trên cát và dưới nước. Để thực hiện, từ Huế, cả nhóm hơn 10 người di chuyển về biển Hải Dương (TX. Hương Trà). Sau một ngày nghỉ ngơi, chuẩn bị, 5h sáng hôm sau, cả thầy lẫn trò đã dậy chuẩn bị cho buổi tập luyện kéo dài trong vòng 6 ngày (từ 20-25/8).

Bắt đầu bằng bài kiểm tra tốc độ trên cát, trong 1 ngày, các VĐV nam, lẫn nữ phải vượt qua chặng đường 5-10km. Với người bình thường, chạy trên cát chắc chắn không là điều đơn giản, bởi cát mềm, lún, tốn sức hơn chạy trên đường nhựa, đường đất. Tuy nhiên, với các VĐV đây chưa phải bài tập nặng nhất, bởi sang ngày thứ 2, cuộc chinh phục bằng cách thi chạy qua 2 con dốc: “Mạ ơi” và “Thượng đế cũng phải khóc” (mỗi dốc chỉ dài chừng 70-100m nhưng có độ cao... khó tả) mới thật sự “kinh hoàng”, mới cảm nhận được phần nào gian khổ của các VĐV Taekwondo Huế trong hành trình đem vinh quang về cho tỉnh nhà.

Nữ VĐV Thanh Ngân chia sẻ: “Mới đầu nghe tên em đã “ớn” rồi”. Khi qua được 2 con dốc này, em gần như xụi lơ. Nghe kể, tên 2 con dốc này không phải do người địa phương đặt. Mà là đâu những năm 1996, 1997, mấy anh chị VĐV khóa trước, lúc hoàn thành bài tập này xong đều phải thốt lên như vậy. Và nó “chết tên” cho đến bây giờ trong giới VĐV Huế”.

Nhưng đó chưa phải là tất cả. Bởi giáo án của HLV Phạm Ngọc Thành đưa ra cho VĐV còn có vài hạng mục “kinh hoàng” không kém, như rèn sức mạnh, sức bền dưới nước, bật xa trên dốc, trên cát, chinh phục “con đường tơ lụa” (thi chạy cự ly 15km dành cho nam và 10km dành cho nữ trên cát)... Kết thúc chuyến rèn luyện ở biển Hải Dương, HLV Phạm Ngọc Thành đánh giá, đây là bài tập nặng nhất từ trước đến nay của VĐV Taekwondo. Mừng là những VĐV trong nhóm đều hoàn thành tốt, không ai bỏ cuộc hay than vãn, dù không ít VĐV lắm khi bật khóc. Một số VĐV trong lúc tập luyện đã có dấu hiệu vượt qua được giới hạn thể lực của bản thân, đó chính là cơ sở để VĐV tự tin trong cuộc đối đầu trước những đối thủ xuất sắc của các tỉnh, thành bạn tại ĐHTTTQ sắp đến.

Để chạy hết dốc “Thượng đế cũng phải khóc”, các VĐV Taekwondo Huế phải sử dụng cả chân... lẫn tay

“Biết người, biết ta”

ĐHTTTQ là nơi kiểm tra chính xác nhất công tác đào tạo, chất lượng VĐV cũng như thực lực thể thao của mỗi tỉnh, thành, đơn vị trên cả nước. Điều này vừa là cơ hội nhưng cũng chính là áp lực đối với thể thao Huế nói chung, bộ môn Taekwondo nói riêng. “Nói áp lực cũng đúng. Nhưng chính xác thì áp lực này mang tính tích cực nhiều hơn, giúp HLV, VĐV có trách nhiệm hơn với bản thân, với ngành, với tỉnh, từ đó nỗ lực hơn nữa trong tập luyện”, HLV Phạm Ngọc Thành chia sẻ.

Về thành tích, Taekwondo vẫn còn khiêm tốn nếu so với vật, Karatedo, điền kinh..., những môn chủ lực của thể thao Huế tại ĐHTTTQ 2018. Sau những nỗ lực không mệt mỏi của thầy và trò, đến giữa tháng 7/2018, Taekwondo Huế đã có bước tiến ngoạn mục khi giành 3 HCV, 3 HCĐ cùng vị trí thứ 3 toàn đoàn nữ tại giải vô địch các lứa tuổi trẻ diễn ra ở Tiền Giang sau gần 30 năm chờ đợi. Đó chính là động lực để các VĐV Taekwondo Huế tiếp tục hướng đến những mục tiêu cao hơn.

Chưa thể bì với TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quân đội... nên chỉ tiêu phấn đấu có huy chương nội dung đồng đội nữ của Taekwondo Huế tại ĐHTTTQ 2018 xem như “biết người biết ta”. Và so với một số môn chủ lực của Huế, đúng là chỉ tiêu này có phần khiêm tốn, dẫu vậy Taekwondo Huế không “tự ti”, bởi lẽ khi thế hệ giành HCB tại ĐHTDTT TQ 2014 giải nghệ thì bộ môn phải cần một khoảng thời gian mới có thể đào tạo và đặt niềm tin vào lứa kế cận là điều dễ hiểu.

Tại ĐHTTTQ năm nay, ngoài VĐV kỳ cựu Nguyễn Thị Trang, Taekwondo Huế có một số cái tên rất triển vọng là Đỗ Thị Thanh Ngân, Hồ Thị Linh Tâm vừa đúng độ tuổi được tham gia và Ngô Đức Nhân (sinh năm 2000). Tuy nhiên, do là lần đầu được chơi ở sân chơi lớn nhất cả nước nên sẽ không quá kỳ vọng về thành tích, chủ yếu để các em học hỏi, rút kinh nghiệm cho lần ĐH tiếp theo. “Chưa lên thảm đấu thì chưa biết thắng – thua, nhưng kể cả khi không đạt chỉ tiêu, bằng vào tố chất, quyết tâm, không ngại gian khổ, tôi tin những cái tên nói trên tỏa sáng sẽ ở đấu trường đẳng cấp trong tương lai gần”, HLV Phạm Ngọc Thành khẳng định.

Bài, ảnh: Hàn Đăng

分享到: