您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【tứ kết c2】Hiện thực hóa cải cách trong quản lý nguồn vốn ODA 正文

【tứ kết c2】Hiện thực hóa cải cách trong quản lý nguồn vốn ODA

时间:2025-01-11 03:02:23 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Ông Hoàng Hải (thứ hai, bên trái), Phó cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chín tứ kết c2

quản lý nợ công

Ông Hoàng Hải (thứ hai,ệnthựchóacảicáchtrongquảnlýnguồnvốtứ kết c2 bên trái), Phó cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính nêu rõ những điểm mới trong thông tư 111. Ảnh: Đức Minh

Phát biểu tại hội thảo, Phó Cục trưởng Cục QLN&TC đối ngoại, ông Hoàng Hải cho biết, trong bối cảnh nợ công ngày càng tăng cao, nguồn vốn vay ưu đãi ODA không còn nhiều, giai đoạn tới Việt Nam phải tiếp cận các khoản vay thương mại có lãi suất cao.

Do vậy, các quy định về cơ chế tài chính, lập kế hoạch vốn, cơ chế giải ngân, công tác hạch toán và quyết toán các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vay ưu đãi cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với yêu cầu quản lý trong giai đoạn tới.

Nguyên tắc quản lý tài chính các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA: Phải được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm, kế hoạch vốn hàng năm và được quản lý theo quy định pháp luật đối với vốn ngân sách nhà nước (NSNN) và vốn đầu tư công.

Phải tuân thủ quy trình lập, chấp hành, hoạch toán NSNN, kiểm toán, quyết toán, kiểm tra nguồn vốn ODA theo quy định pháp luật đối với vốn NSNN, vốn đầu tư công và các quy định tại Thông tư này.

Quy trình quản lý, thu hồi vốn cho vay lại từ nguồn vốn ODA, xử lý rủi ro cho vay từ nguồn vốn này được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Thông tư 111/2016/TT-BTC

"Tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, địa phương và các nhà tài trợ, Thông tư số 111 đã sửa đổi bổ sung một số quy định mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương nâng cao công tác quản lý tài chính, tăng tỷ lệ giải ngân các chương trình, dự án ODA, góp phần quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ một cách hiệu quả", ông Hoàng Hải nêu rõ.

Tại hội thảo, ông Norio Saito, Phó Giám đốc quốc gia ADB đánh giá cao các cuộc đối thoại cởi mở của Bộ Tài chính với các đối tác phát triển trong nỗ lực hoàn thiện Thông tư 111 với chất lượng tốt nhất.

Theo ông Norio Saito, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình phát triển của Việt Nam trong 2 thập kỷ vừa qua.

Mặc dù vốn ODA đang giảm tỷ trọng trong tổng nguồn chi nhưng đó là nguồn vốn hết sức quan trọng trong ngân sách của Chính phủ những năm tới. Tuy nhiên, khi Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình ở ngưỡng thấp thì các nguồn vốn ODA có ưu đãi cao ngày càng giảm xuống. Điều này đặt thách thức cao hơn trong công tác quản lý vốn ODA để đảm bảo sử dụng hiệu quả, đảm bảo hiệu suất cho phát triển bền vững quốc gia.

"Chúng tôi vui mừng khi Thông tư 111 được phê duyệt đã xác định rõ ràng các cơ chế tài chính, tăng cường công tác lập kế hoạch, kiểm soát nội bộ đồng thời làm rõ thủ tục, vai trò và trách nhiệm giữa các cấp, các ngành. Nội dung sửa đổi rất hữu ích cho đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn vốn ODA", ông Norio Saito phát biểu.

Nhấn mạnh ý nghĩa của cuộc hội thảo, ông Norio Saito cho rằng: "Để các cải cách của Bộ Tài chính đem lại tác động có ý nghĩa trong công tác quản lý nguồn lực ODA, chúng ta cần phải hiểu rõ để cùng nhau giải quyết các vướng mắc, hiện thực hóa cải cách này trong công tác quản lý nguồn vốn ODA".

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 9/2016, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi đạt trên 4,9 tỷ USD, cao gấp 1,8 lần so cùng kỳ năm 2015. Tổng giá trị giải ngân đạt 2,68 tỷ USD, bằng 81,4% mức giải ngân cùng kỳ năm 2015. Các dự án ký kết tập trung nhiều ở lĩnh vực giao thông vận tải (trên 45%); cấp thoát nước, vệ sinh môi trường; phát triển đô thị và thích ứng với biến đổi khí hậu (trên 24%).

Đức Minh