【ch séc vs】Xuất nhập khẩu 9 tháng vượt cả năm 2016
时间:2025-01-26 02:49:53 出处:Thể thao阅读(143)
7 nhóm hàng tăng thêm tỷ “USD”
Theo Tổng cục Hải quan, hết tháng 9/2018, tổng kim ngạch XNK cả nước đạt 352,61 tỷ USD, tăng 13,7% (tương ứng tăng 42,44 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước và vượt mức kim ngạch của cả năm 2016 (351,38 tỷ USD). Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 179,47 tỷ USD, tăng 15,8% và nhập khẩu đạt 173,14 tỷ USD, tăng 11,6%.
Như vậy, mức xuất siêu của Việt Nam trong 9 tháng/2018 lên con số kỷ lục hơn 6,3 tỷ USD. Đóng góp quan trọng vào thành tích XNK cả nước nói chung, nhất là con số xuất siêu ấn tượng phải kể đến 7 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực với kim ngạch tăng thêm từ 1 tỷ USD trở lên trong 9 tháng qua. Đó là: Điện thoại và linh kiện; dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị; sắt thép; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; giày dép các loại.
Cụ thể, điện thoại các loại và linh kiện đạt 36,69 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường xuất khẩu chính là EU (28 nước), đạt 10,14 tỷ USD, tăng 10,9%; Trung Quốc tăng gấp 2,4 lần, đạt gần 5,78 tỷ USD; Hoa Kỳ đạt 4,16 tỷ USD, tăng 43,7%; Hàn Quốc đạt 3,34 tỷ USD, tăng 17,1%...
Hàng dệt may đạt 22,45 tỷ USD, tăng 16,5%. Đây cũng là mức tăng khả quan của ngành hàng quan trọng này trong nhiều năm trở lại đây. Trong đó Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất với trị giá đạt 10,33 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 46% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Ngoài ra, dệt may cũng tìm được sự tăng trưởng cao ở nhiều thị trường chủ lực như EU đạt 3,08 tỷ USD, tăng 11,4%; Nhật Bản là 2,8 tỷ USD, tăng 24,2%...
Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng xuất khẩu có quy mô kim ngạch lớn thứ 3 với trị giá đạt 21,58 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong 9 tháng qua, Trung Quốc là thị trường lớn nhất với trị giá hơn 6 tỷ USD, tăng 28,8%; tiếp đến là EU đạt 4,05 tỷ USD, tăng 21,1%; Hoa Kỳ đạt 2,07 tỷ USD giảm 14,1%; Hàn Quốc đạt 1,94 tỷ USD, tăng 48,5% …
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, đạt 12,14 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Hoa Kỳ đạt 2,34 tỷ USD, tăng 29,5%; EU đạt 1,63 tỷ USD, tăng 24,7%; Nhật Bản với 1,34 tỷ USD, tăng 6,2%... đặc biệt, riêng thị trường Ấn Độ với 1,48 tỷ USD ghi nhận sự tăng trưởng kỷ lục gấp 5,9 lần.
Giày dép các loại không đạt được con số ấn tượng như các nhóm hàng chủ lực nhưng cũng có sự tăng trưởng đáng ghi nhận ở mức 2 con số với kim ngạch đạt 11,74 tỷ USD, tăng 10,2%. Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản… là những thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu và đều có được mức tăng trưởng cao.
Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,37 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước.
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện đạt 3,49 tỷ USD, tăng 46,9% so với cùng thời gian năm trước. Các thị trường ở châu Á như Trung Quốc; Hồng Kông; Hàn Quốc… là những nơi tiêu thụ chính của nhóm hàng này.
Sắt thép là nhóm hàng có kim ngạch và sản lượng xuất khẩu tăng cao với 4,61 triệu tấn, trị giá 3,39 tỷ USD, tăng 39,4% về lượng và 55,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, Campuchia là thị trường lớn nhất với 976 nghìn tấn, tăng 53,6%. Tiếp đến là Hoa Kỳ đạt 718 nghìn tấn, tăng 89,8%; Indonesia đạt 452 nghìn tấn, tăng 9,6%; Malaysia đạt 478 nghìn tấn, tăng 76,6%; EU đạt 431 nghìn tấn, tăng 48%.
Bên cạnh đó, 9 tháng qua ghi nhận 6 nhóm hàng nhập khẩu có kim ngạch tăng thêm từ 1 tỷ USD. Đó là, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; nguyên phụ liệu dệt may, da giày; kim loại thường; xăng dầu; dầu thô; chất dẻo nguyên liệu.
Đa dạng hóa thị trường
Cùng với quy mô kim ngạch tăng cao, thị trường XNK của nước ta cũng ngày một đa dạng với sự phát triển ổn định ở nhiều thị trường chủ lực. Có thể thấy, 9 tháng qua Việt Nam có rất nhiều đối tác thương mại “tỷ đô”.
Về thị trường xuất khẩu, trong 9 tháng, hàng hóa của Việt Nam xuất sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ có mức tăng cao trên 20% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, thị trường Trung Quốc là 28,81 tỷ USD, tăng 29,9%; Hàn Quốc là 13,45 tỷ USD, tăng 26,1%; Ấn Độ là 5,18 tỷ USD, tăng mạnh 88,6%.
Bên cạnh đó, các thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, EU và ASEAN cũng đều đạt tốc độ tăng trưởng 2 con số, lần lượt là 13,2%, 10,5% và 14,5%. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ đạt 35,02 tỷ USD, tăng 4,08 tỷ USD; EU đạt 31,2 tỷ USD, tăng 2,96 tỷ USD; ASEAN đạt 18,3 tỷ USD, tăng 2,3 tỷ.
Về thị trường nhập khẩu, hết tháng 9 có 58 thị trường chính có kim ngạch nhập khẩu từ 100 triệu USD trở lên. Trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản đều có tốc độ tăng hai con số, trong khi thị trường Hàn Quốc chỉ tăng nhẹ.
9 tháng qua, nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc là 47,26 tỷ USD tăng 12,8%; Hàn Quốc là 35,07 tỷ USD, tăng 1,6% và Nhật Bản là 13,87 tỷ USD, tăng 14,6%.
Hiện nay, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp hàng hóa vào Việt Nam. Các nhóm hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này trong 9 tháng qua là: Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 8,65 tỷ USD, tăng 5,7%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 6,09 tỷ USD, tăng 7,5%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 5,48 tỷ USD, tăng 7,8%...
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9, nhóm hàng nông sản (bao gồm hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su) xuất khẩu đạt 1,26 tỷ USD, giảm 20,6% so với tháng trước. Hết tháng 9 đạt 13,63 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2017. Xuất khẩu nhóm hàng nông sản sang Trung Quốc đạt kim ngạch lớn nhất với 4,74 tỷ USD, giảm 2,3%; Hoa Kỳ đạt 1,51 tỷ USD giảm 4,6%; sang Indonesia đạt 527 triệu USD, tăng 7,4 lần so với cùng kỳ năm 2017… |
猜你喜欢
- Hàng nghìn tài khoản email Yahoo của quan chức Australia bị xâm nhập
- Khai mạc chung khảo hội thi về cải cách hành chính năm 2024
- Quảng Bình: Kịp thời cứu 2 người dân bị lũ cuốn
- Đề xuất cho INDEVCO nhập khẩu lốp ô tô, cao su tồn tại cảng
- Na Uy xây hầm tận thế chứa dữ liệu toàn nhân loại
- Công nghệ Nhật Bản hỗ trợ thuỷ điện vận hành an toàn trong cơn bão Yagi
- Sáng kiến tái chế chai lọ thủy tinh hướng tới tương lai bền vững cho Việt Nam
- Quỹ Bảo hộ công dân ở nước ngoài được ngân sách cấp 20 tỷ đồng
- Bộ Công Thương đề xuất phương án tinh gọn bộ máy, giảm gần 18% đầu mối