Một trong số đó là Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế- xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa,ữngquyếtsáchquantrọngđầunămvàcơhộiphụchồinềnkinhtếkèo 1 3/4 là gì tiền tệ hỗ trợ Chương trình Phục hồi. Nghị quyết này được ban hành khi Tết Nhâm Dần kề cận, thể hiện quyết tâm rất lớn của Chính phủ trong việc đưa nền kinh tế sớm phục hồi hiệu quả, đạt tốc độ trưởng bình quân 6,5-7%/năm trong giai đoạn 2021-2025.
Với 5 nhóm giải pháp tổng thể và toàn diện cùng gói ngân khoản lên tới 350.000 tỷ đồng, Chương trình khi được thực hiện hiệu quả, chắc chắn sẽ mang lại cơ hội to lớn cho nền kinh tế. Cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tưvà người dân đều đang chờ đợi điều này.
Ngay sau Nghị quyết số 11/NQ-CP, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2022, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phải quyết tâm, nỗ lực hơn nữa trong triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, nhất là Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ, với tinh thần “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của năm 2022, tạo nền tảng, động lực cho phục hồi và phát triển của cả giai đoạn 2021-2025.
Không chỉ bằng nghị quyết, trên thực tế, các diễn biến gần đây của nền kinh tế cũng cho thấy, cơ hội cho sự phục hồi là rất lớn. Các chỉ số kinh tế vĩ mô của tháng đầu năm đã minh chứng điều này. Chẳng hạn, thu hút đầu tư nước ngoài ước đạt trên 2,1 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2021; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùngtháng 1/2022 tăng 6,7% so với tháng trước đó và tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 6,3% so với cùng kỳ... Trong khi đó, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng đầu năm tăng 194% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp thành lập mới cũng đạt trên 13.000. Đây là số doanh nghiệp gia nhập thị trường trong tháng đầu tiên của năm cao nhất kể từ trước tới nay.
Xu hướng phục hồi của nền kinh tế đã ngày càng trở nên rõ hơn, nhất là sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh.
Kỳ nghỉ Tết Nhâm Dần cũng chính là minh chứng rõ ràng cho tính đúng đắn, hiệu quả của chiến lược thích ứng an toàn và linh hoạt với dịch bệnh. Người dân cả nước đã đón Tết trong sự bình yên. Các khu du lịch chật cứng du khách. Sức sống mãnh liệt, trạng thái bình thường mới đã trở lại với nền kinh tế, với đời sống của người dân. Đây chính là tiền đề quan trọng cho sự phục hồi của nền kinh tế.
Không chỉ là Nghị quyết 128/NQ-CP, mà còn là quyết tâm nối lại các đường bay thương mại quốc tế, mở cửa nền kinh tế, mở cửa du lịch quốc tế... Các mốc thời gian cũng đã được Chính phủ đưa ra, cụ thể là trong quý I/2022. Khi tất cả giải pháp này được thực thi hiệu quả, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn, thì nền kinh tế có điều kiện cần và đủ cho sự phục hồi.
Bằng các giải pháp quyết liệt và triệt để trong gỡ khó cho doanh nghiệp, trong thúc đẩy giải ngân đầu tư công, thúc đẩy xuất nhập khẩu; bằng các quyết tâm đầu tư mạnh mẽ cho hạ tầng, cho phát triển kinh tế số, chuyển đổi số; bằng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách thể thế, tái cơ cấu... kinh tế Việt Nam sẽ không chỉ có cơ hội phục hồi, mà còn có cơ hội tăng tốc, phát triển trong những năm tới, khi giai đoạn khó khăn qua đi.
Năm Nhâm Dần bắt đầu cùng với niềm tin, nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi và phát triển mạnh mẽ với tốc độ của một mãnh hổ.