当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【ti xo】Giúp trẻ vượt khó khi học online kéo dài

Việc chỉ loanh quanh học và sinh hoạt trong không gian chật hẹp kéo dài khiến nhiều học sinh gặp phải vấn đề tâm lý. Trong ảnh: Ông hướng dẫn cháu học online tại nhà

Theẻvượtkhoacutekhihọti xoo số liệu ước tính mới nhất của UNICEF, cứ 7 em thì có hơn 1 trẻ vị thành niên từ 10-19 tuổi trên toàn cầu được chẩn đoán rối loạn tâm thần. Mỗi năm, thế giới có gần 46 ngàn trẻ vị thành niên tử vong do tự tử, là một trong 5 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhóm tuổi từ 10-19. Đại dịch Covid-19 đã gây ra những lo ngại đáng kể đối với sức khỏe tâm thần của cả một thế hệ trẻ em và thanh thiếu niên cũng như các bậc cha mẹ và người chăm sóc.

Bề nổi của tảng băng chìm

Bà Henrietta Fore, Giám đốc Điều hành UNICEF chia sẻ: Gần 2 năm qua là khoảng thời gian dài đối với tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em. Những đợt phong tỏa toàn quốc và việc hạn chế di chuyển liên quan đến đại dịch đã khiến các em phải trải qua những năm tháng khó quên khi phải rời xa gia đình, bạn bè, trường lớp, việc vui chơi - những yếu tố then chốt của tuổi thơ.

“Đại dịch đã gây ra tác động đáng kể, song đó mới chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Từ trước khi đại dịch bùng phát, đã có quá nhiều trẻ em phải gánh chịu những vấn đề sức khỏe tâm thần chưa được giải quyết. Mối liên hệ giữa sức khỏe tâm thần và kết quả cuộc sống trong tương lai chưa được quan tâm đúng mức”.

Bà Henrietta Fore, Giám đốc Điều hành UNICEF


Theo GS.TS.BSCC Cao Tiến Đức, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lý Y học, Khoa Tâm thần, Bệnh viện 103, Học viện Quân y, khi chưa có dịch, trẻ em cũng đã có nhiều rối loạn với các tỷ lệ khác nhau. Trước 6 tuổi, trẻ đã có các khác biệt về tính cách trong thể hiện với người chăm sóc, chậm phát triển tâm thần, tự kỷ; các rối loạn bài tiết như: đái dầm, rối loạn đại tiện… Từ 6-12 tuổi, trẻ có các biểu hiện như rối loạn hành vi, tăng động giảm chú ý, tâm thần thể chống đối, rối loạn ứng xử, rối loạn lo âu và rối loạn dạng cơ thể. Ở trẻ vị thành niên từ 13-18 tuổi, ta dễ dàng gặp các biểu hiện lạm dụng chất kích thích, trầm cảm, có hành vi tự sát. Các rối loạn loạn thần khác như: rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt... cũng thường khởi phát ở cuối giai đoạn vị thành niên.

“Trong đại dịch, tỷ lệ các rối loạn tăng lên rất nhiều. Nguyên nhân chính là do các em phải đối mặt với những đợt phong tỏa, giãn cách kéo dài, không được đến trường học, bị tách rời khỏi bạn bè, xã hội, bị hạn chế hoặc không thể tham gia hoạt động ngoại khóa, thể thao, bỏ lỡ nhiều hoạt động quan trọng như lễ khai giảng, lễ tốt nghiệp”.

GS.TS.BSCC Cao Tiến Đức


Cũng theo BSCC Cao Tiến Đức, cha mẹ hãy trang bị cho các con những kỹ năng sống, quan trọng nhất là kỹ năng giao tiếp, làm quen và tạo mối quan hệ, quan sát, sử dụng ngôn ngữ không lời, phản hồi, khích lệ và động viên, kỹ năng thành thật, không nói dối, từ chối lịch sự, lắng nghe, tổng hợp, nói và thuyết trình. Những kỹ năng này sẽ giúp con dễ dàng thích nghi và tương tác với các bạn kể cả trong giai đoạn giãn cách.

Cùng con vượt qua đại dịch

Việc chỉ loanh quanh học và sinh hoạt trong không gian chật hẹp kéo dài cũng khiến nhiều học sinh gặp phải các vấn đề về tâm lý với mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Thực tế, các em cũng khó gọi tên những vấn đề tâm lý của chính mình đang gặp phải.

Đã hơn nửa năm kể từ khi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát tại Việt Nam nói chung và Bình Phước nói riêng, em Đào Đức Trọng, học sinh Trường THPT Phước Bình, TX. Phước Long chỉ có thể “ở đâu ở yên đấy” theo “tối hậu thư” của cha mẹ.

“Bị cận thị hơn 3 độ rồi và khi phải tiếp xúc nhiều với điện thoại để học trực tuyến kéo dài, em cảm thấy khá lo, không biết mắt mình có bị tăng độ hay không. Em muốn gặp gỡ để học và vui chơi cùng các bạn. Học online ở nhà hơn nửa năm, em cảm thấy rất bí bách. Vì vậy, em thường phải dùng Zalo để giao tiếp với các bạn, chia sẻ khó khăn cũng như sử dụng ứng dụng Zoom để trao đổi việc học với các bạn”.

Em ĐÀO ĐỨC TRỌNG, học sinh Trường THPT Phước Bình, TX. Phước Long


Tạm dừng đến trường, cũng không thể gặp bạn bè nên ngoài giờ học, Trọng chỉ có thể làm bạn với tivi, chơi rubik, đá bóng một mình. Nhưng rồi tất cả thú vui này chẳng thể thay thế được rất nhiều nhu cầu khác của một cậu bé đang tuổi lớn, cần được vận động, giao tiếp, học hỏi thực tế. Lâu dần, những thứ không được giải tỏa tích tụ thành khó chịu. Trọng cho biết, em đã được tiêm 1 mũi vắc xin Pfizer phòng Covid-19 và rất muốn được sớm trở lại trường học.

Đối với học sinh ở cấp tiểu học, việc học trực tuyến kéo dài trong tình hình dịch Covid-19 chưa thực sự được kiểm soát là phương án tối ưu, nhất là khi các em dưới 12 tuổi chưa được tiêm vắc xin. Anh Dũng Vi Cảnh, xã Long Bình, huyện Phú Riềng rất lo lắng khi các con phải học trực tuyến kéo dài. Anh Cảnh chia sẻ, suốt từ đầu năm học đến nay, vợ chồng anh đã luân phiên dành trọn thời gian ở nhà để chăm sóc và hỗ trợ 2 con nhỏ học trực tuyến. “Con gái lớn học lớp 3 khá ngoan, bé có thể tự ngồi học một mình nghiêm túc. Còn bé trai mới học lớp 1, rất hiếu động, lại hay mất tập trung khiến tôi nhiều lúc rất đau đầu. Nếu không ngồi học cùng con thì con sẽ chạy đi chơi và chọc phá chị gái đang học bên cạnh. Còn nếu ngồi cùng con thì tất cả công việc đành phải gác lại, rất vất vả” - anh Cảnh tâm sự.

Không chỉ bằng sự chăm sóc y tế, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em còn rất cần những liều “vắc xin tinh thần” đến từ tình yêu thương gia đình, niềm vui trong cuộc sống, tinh thần lạc quan. Ngay từ ngày Bình Phước xuất hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, mẹ con chị Hoàng Thị Thường và em Trần Phương Linh, học sinh lớp 8, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài đã lên kế hoạch cụ thể để vượt qua đại dịch. Chị Thường chia sẻ: Linh rất năng động, ngay từ nhỏ đã rất thích các hoạt động ngoại khóa. Từ ngày dịch bùng phát, con chỉ ở nhà hết học bài lại lướt Facebook, Tik Tok, ngại giao tiếp… nên tôi rất lo lắng”.

Đồng hành với con vượt qua những vấn đề tâm lý đáng lo khi đại dịch kéo dài, việc quan trọng là bậc phụ huynh hãy cố gắng giữ tâm lý vui vẻ, kiên nhẫn lắng nghe lời con trẻ, thấu hiểu xem các con có nhu cầu gì. Từ đó, ông bà, cha mẹ sẽ có câu trả lời, có hoặc không đáp ứng nhu cầu của con, kèm theo lời giải thích cặn kẽ, phân tích đúng, sai. Cha mẹ hãy thực sự trở thành những người bạn cùng con đồng hành trên mọi chặng đường, dành cho con thời gian chất lượng nhất chứ không đơn thuần chỉ là trông con.

分享到: