当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【xep hang trung quoc】Ước mong lại được tắm "rào"

Nguồn lợi thủy sản trên đầm phá ngày càng giảm

1. Quê tôi,Ướcmonglạiđượctắmràxep hang trung quoc một xã bãi ngang ven biển, phía trước là phá Tam Giang, phía sau Biển Đông rộng lớn. Những con người sinh ra, lớn lên bên đầm phá như tôi luôn tự hào bởi được sống và nuôi dưỡng bằng nguồn lợi thủy hải sản dồi dào, với nhiều loài đặc sản riêng có mà thiên nhiên ban tặng cho Tam Giang.

Ở quê, phá Tam Giang được người dân gọi với từ thân thương, quen thuộc là “rào”. Ngày đó, cũng ngót nghét khoảng 25 năm, lúc tôi còn nhỏ, cứ chiều đến là cả đám bạn í ới, gọi nhau đi tắm “rào”. “Rào” lúc đó không như bây giờ, nước sạch trong. Cũng như những đứa trẻ sống ở miền phá khác, thú vui của chúng tôi vào ngày hè nếu không đi đá bóng cũng chỉ có đi tắm “rào” mà thôi.

Phá Tam Giang như một bể tắm công cộng rộng mênh mông, nơi mà hầu hết người dân sống bên đầm phá đều ít nhất một lần ngụp lặn dưới dòng nước có vị lờ lợ, nhưng mát lành ấy. Chẳng cần thầy dạy, bạn bè chúng tôi cứ thế chỉ bảo nhau nên ai cũng biết bơi, biết lặn. Nhiều đứa còn thách nhau bơi ra giữa phá rồi lại bơi vào bờ. Tuổi thơ gắn với con phá nên có lẽ vì thế ai cũng biết bơi và mỗi khi có lũ lụt, việc sống chung với con nước bạc đầu nguồn đổ về cũng hết sức bình thường với người dân sống bên phá Tam Giang ở quê tôi.

Kinh tế của người dân chủ yếu phụ thuộc vào mấy sào ruộng lúa và mấy sào đất khô chỉ trồng được một vụ, điểm đặc trưng của các địa phương nằm theo dải cát ven biển và nhà tôi cũng thế. Mỗi khi nhà khó khăn về thức ăn, tôi lại theo anh trai cầm dủi (cái dậm) xuống phá. Đẩy dủi vài vòng ở khu vực có nhiều rong, thế là cả nhà có bữa tối với món tôm rằn rim ngọt, ngon đến “nhức răng”. Cũng có những hôm, cá kình, cá ong, cá dìa… lạc đàn vào dủi, giúp gia đình có bữa canh chua đổi vị.

Có hôm, “rào” đổi màu nước bởi thời tiết, hay sóng mạnh bởi gió Lào, hai anh tôi chi ít cũng kiếm được mớ trìa nấu canh lá bát (lá bình bát). Nói về trìa, có những ngày, hai anh em xuống “rào” khoảng giờ đồng hồ là mang lên cả bao trìa. Thế là tối hôm đó được thưởng thức món cháo trìa đậm vị của phá Tam Giang.

2. Rồi con tôm sú được đưa vào nuôi trồng trên đầm phá. Những chiếc máy xúc nổ máy ầm ầm múc bùn đắp đê để nuôi tôm. Việc múc bùn đắp đê khiến con phá không còn lành lặn như trước, trên mặt nước mênh mông nhìn con phá vẫn bình thường, nhưng ở dưới là những hố sâu nham nhở, tạo thành những cái bẫy khiến ai cũng sợ, không dám xuống tắm “rào” nữa.

Những năm đầu tiên nuôi tôm, nhà nào cũng “trúng đậm”, diện mạo quê tôi thay đổi rõ rệt. Những ngôi nhà kiên cố, đẹp mắt được xây dựng, một số nhà hai tầng đầu tiên trong làng được mọc lên bên bờ phá nhờ từ con tôm ấy. Xe máy “xịn” chạy khắp các ngõ xóm.

Được khoảng vài năm, việc nuôi tôm ồ ạt, thiếu kỹ thuật, định hướng của những đơn vị có chuyên môn, thẩm quyền khiến những vụ tôm sau đó thua lỗ. Việc lạm dụng hóa chất khiến đầm phá trở thành "bể nước độc". Tôi còn nhớ, mỗi khi có nhà nào đó hút hồ để chuẩn bị cho vụ mới là những đứa trẻ như tôi kéo nhau đi bắt cá. Khi hồ nuôi sắp cạn, chủ hồ sử dụng những thùng chứa đầy hóa chất đổ xuống để khử trùng, diệt các sinh vật, thứ hóa chất mà tôi chỉ biết là thuốc “mát”. Hóa chất này khi thả xuống, bao nhiêu tôm, cá, cua… trong hồ đều ngoi lên mặt nước, lát sau phơi trắng cả mặt hồ. Có những hôm bắt được những con cá dìa, cá nâu, cá vược… nhưng chẳng dám ăn.

Sử dụng mọi cách, nhưng càng nuôi tôm càng chết. Người nuôi cho rằng, nuôi tôm chết là do diệt không sạch mầm bệnh trong hồ. Vậy là sau thuốc “mát” đó, các loại thuốc hóa học dùng để trị sâu rầy trong nông nghiệp được sử dụng. Thuốc độc được đổ xuống phá, tôm không thấy sống, càng khiến người nuôi tôm "chết" theo những khoản nợ lớn vì phải đầu tư cho những vụ nuôi thua lỗ.

3. Phá Tam Giang đoạn qua quê tôi không còn là nguồn nước lành, thay vào đó là hóa chất, thuốc độc… và những dày đặc những cái bẫy hố sâu ẩn dưới mặt nước. Chẳng có một ai dám xuống “rào” tắm nữa, kể cả tôi. Những người làm nghề đánh bắt thủy hải sản trên phá cũng điêu đứng vì bao nhiêu nguồn lợi hải sản cũng cạn dần bởi hóa chất. Những dòng nước trong, sạch ngày nào vẫn ra vào theo từng cơn thủy triều dần chuyển sang màu đen.

Đầm phá ngày nào được bảo vệ như khối tài sản lớn, nguồn sống của biết bao đời của người dân sống bên bờ giờ nay chỉ để lại nỗi lo trước mỗi mùa thả tôm, vì nuôi sẽ lỗ. Tôi thầm nghĩ, có khi nào phá Tam Giang cũng "đang khóc" bởi từ một con phá hiền hòa, gần gũi, giờ không ai dám ngâm mình một lần nữa khi nguồn nước không còn trong xanh.

Hỏi thăm một số người đi đặt nò sáo trên đầm phá khi chiều đã ngả bóng, những người này cho biết giờ các hồ tôm phần nhiều để hoang, hoặc chẳng thả nuôi gì, hàng ngày đặt vài cái lừ, vài cái nò để kiếm ít cá tôm còn sót lại. Có người biết tính toán hơn, kết hợp nuôi xen ghép cá, cua và tôm, mang lại nguồn thu nhập nhất định.

Hậu quả của việc nuôi tôm thiếu sự trân quý “mẹ” thiên nhiên là bài học đắt giá mà có lẽ phải mất hàng chục năm nữa phá Tam Giang mới trở lại như ngày xưa. Vết thương mà con người gây ra cho con phá chỉ có thể lành lặn theo năm tháng khi chính con người phải sửa chữa, khắc phục. Đừng lạm dụng hóa chất nữa, mà hãy nuôi trồng bền vững, biết bảo vệ môi trường, nguồn nước lành. Khi đó, những u uất, chất bẩn tích tụ dưới lòng phá sẽ dần được dòng nước thanh tao từ đầu nguồn chảy về, gội rửa đi.

Tam Giang quê tôi là hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, ngày ngày biết bao nhiêu du khách muốn đến để đắm mình nơi được cho là giao thoa giữa trời và đất mỗi sớm bình minh, hay lúc ráng chiều. Rồi có những khách mơ màng trong giấc ngủ trên những nhà chồ giữa phá, nghe tiếng đập mái chèo khi ngư dân đi đánh lưới. Hay đơn giản là nghe tiếng “hát” của gió khi khẽ thổi qua hàng cây lồ ô. Chỉ khi biết trân quý những gì mà Tam Giang mang lại cho con người, con phá mới thật sự yên bình trở lại. Để mỗi một du khách đến, Tam Giang luôn dang rộng tay ôm vào lòng. Khi đó, tắm rào không chỉ thú vui con trẻ mà là dịch vụ du lịch hấp dẫn.

Đánh mắt sang bờ bên kia của con phá, tôi biết ở Ngư Mỹ Thạnh (Quảng Lợi), Tam Giang đang nuôi sống người dân bằng du lịch và đánh bắt thủy hải sản trên đầm phá. Rõ ràng, với những đoạn đường mà con phá đi qua, sẽ có những “quanh co”, uốn khúc, nhưng chỉ có những tấm lòng yêu quý dòng nước lợ mới được đền đáp bằng nguồn sống lâu dài và bền vững.

Đứng ở triền đê nhìn ra phá Tam Giang hôm nay rồi ao ước không biết khi nào con “rào” trở lại như xưa, không hóa chất, không hố sâu, dòng nước lại hiền hòa, trong sạch để cởi trần nhảy ùm xuống tắm những trưa hè, nhưng đập vào trước mắt là một phần Tam Giang không như mơ ước, với hồ tôm bỏ hoang, những hố sâu lồi lõm, đen ngòm... Và tôi tự an ủi mình: Rồi có ngày nào đó tôi lại sẽ được "tắm rào” thêm nhiều lần nữa!

Bài, ảnh: Quang Sang

分享到: