【bdkq ngoai hang anh】Tấm lòng người thầy mê làm thiện nguyện
Những năm qua,ấmlòngngườithầymêlàmthiệnnguyệbdkq ngoai hang anh dấu chân của thầy in đến những xóm, ấp, giúp đỡ nhiều học sinh và người nghèo, góp sức vào việc hỗ trợ làm đường, xây cầu. Từ năm 2020 đến nay, Thầy giáo Nguyễn Văn Hận đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre tặng nhiều Bằng khen vì đã tích cực vận động vật chất cho công tác an sinh xã hội...
Tâm huyết với học trò nghèo
Trong căn nhà tình thương đơn sơ ở xã Giao Thạnh, huyện Thạnh Phú, bóng đèn nơi bàn học em Võ Văn Hận– học sinh lớp 6/4 trường THCS Trần Thị Tiết không còn cháy sáng, thầy Nguyễn Văn Hận tự tay lắp ngay bóng đèn mới tinh như một lời động viên cậu học trò nhỏ không được bỏ cuộc trong hành trình tìm kiếm tri thức.
Thầy Nguyễn Văn Hận cho biết, em Võ Văn Hận sinh ra trong gia đình kém may mắn. Người cha đã mất hơn 10 năm, sức khỏe người mẹ cũng kém. Cuộc sống hai mẹ con phụ thuộc vào công việc tạp vụ ở trường Tiểu học Giao Thạnh. Để giúp cậu học trò tiếp bước đến trường, thầy Hận cùng nhóm "Thiện nguyện miệt cồn" luôn hỗ trợ các suất quà định kỳ, đồng thời tranh thủ các nguồn vận động để hỗ trợ lâu dài.
Một trường hợp học sinh hoàn cảnh khó khăn khác được sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Văn Hận là em Nguyễn Đăng Khoa học lớp 12a1 trường THPT Trần Trường Sinh. Mẹ bỏ đi từ nhỏ, cha lập gia đình mới, Nguyễn Đăng Khoa sống cùng ông bà nội. Để mưu sinh, ông nội của Khoa phải làm thuê giữ vuông tôm khi đã ngoài 60 tuổi. Thấu hiểu hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của Khoa, thầy Hận cùng nhóm thiện nguyện không chỉ hỗ trợ những khoản tiền khi cần trang trải mà còn trở thành “cầu nối” giới thiệu để em nhận được học bổng “Thắp sáng niềm tin”.
Được sự quan tâm của thầy Hận và giáo viên trong nhà trường, em đã nhận được hơn 42 triệu đồng. Số tiền này em gửi ngân hàng để trang trải khi em bước vào giảng đường Đại học. Em quyết tâm cố gắng học thật giỏi, nỗ lực thi đậu vào ngành nghề mà mình yêu thích và trở thành người có ích cho xã hội để không phụ lòng những nhà hảo tâm đã giúp đỡ mình- Nguyễn Đăng Khoa chia sẻ.
Chia sẻ giúp đỡ về việc giúp đỡ học sinh hoàn cảnh khó khăn, thầy Nguyễn Văn Hận cho hay: Năm 2004, sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm toán, Trường Đại học Cần Thơ, thầy về giảng dạy tại Trường THPT Trần Trường Sinh. Sinh ra tại vùng đất miệt cồn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre- vùng đất đầy nắng gió, bản thân nếm trải muôn vàn khó khăn ngay từ nhỏ nên khi có công việc ổn định, thầy luôn ấp ủ mong muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình, đau đáu chuyện các em học sinh phải nghỉ học giữa chừng do hoàn cảnh nghèo khổ. Mỗi lần nghe tin có học sinh nghỉ học do không có tiền để đóng tiền học, thầy lại nhói lòng như nhìn thấy chính mình của hơn 20 năm về trước.
Cơ duyên gắn bó của thầy giáo trường làng với việc thiện nguyện cũng rất bất ngờ. Năm 2017, gần 100 cựu học sinh Trường THPT Trần Trường Sinh tổ chức buổi gặp mặt. Sau đó, các cựu học sinh bàn nhau đưa thầy Hận một số tiền để tìm học sinh nghèo mua quần áo, sách vở giúp các em tới lớp. "Từ đó, nhiều cựu học sinh, bạn bè mỗi người góp một ít để lo cho học sinh nghèo tại địa phương và tôi tham gia làm thiện nguyện cho tới nay”- thầy Nguyễn Văn Hận cho hay và kể, trên tinh thần tự nguyện, thầy lập nhóm “Thiện nguyện Miệt cồn”, thu hút 30 thành viên chủ chốt, từ cán bộ địa phương, giáo viên về hưu, bác sĩ, cựu học sinh, giám đốc doanh nghiệp... Đây trở thành địa chỉ kết nối những tấm lòng thơm thảo của các nhà hảo tâm để hỗ trợ, giúp đỡ phần nào đến những người có hoàn cảnh khó khăn.
Những trường hợp khó khăn, cần giúp đỡ đều được thầy Hận ghi chép thông tin đầy đủ, xác minh thông qua chính quyền địa phương và những người dân sống ở khu vực xung quanh nhằm đảm bảo việc hỗ trợ đúng đối tượng.
Để có kinh phí, nhóm “Thiện nguyện Miệt cồn” viết bài chia sẻ thông tin, địa chỉ cần sự giúp đỡ lên mạng xã hội để kêu gọi sự chung tay ủng hộ của cộng đồng, các nhà hảo tâm. Khi đủ số tiền sẽ ngưng kêu gọi và công khai số tiền từng cá nhân hỗ trợ để mọi người biết. Bằng cách làm này, nhiều hoàn cảnh khó khăn khác được kết nối để nhà hảo tâm giúp đỡ. Ban đầu, nhóm chủ yếu lo cho học sinh nghèo để các em có điều kiện tới lớp, tuy nhiên, nhận thấy trên địa bàn còn nhiều trường hợp người già neo đơn cuộc sống khó khăn, trường hợp bệnh tật túng thiếu, người nghèo qua đời không có tiền lo ma chay nên nhóm cũng vận động để giúp đỡ.
Vun đắp xây dựng quê hương
(责任编辑:Cúp C2)
- Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- Nguyễn Văn Tam đã qua cơn nguy kịch
- Vợ muốn cho chồng đứng tên tài sản riêng của mình
- Toa thuốc hàng chục triệu đồng, tính mạng con bị đe dọa
- Long An truy điệu, an táng 122 hài cốt liệt sĩ
- Chồng muốn ly hôn vì vợ nợ nần cờ bạc quá nhiều
- Bị bệnh tim thập tử nhất sinh, cô gái bất ngờ được bạn đọc cứu mạng
- Không còn tiền cầm cự, người phụ nữ xin giúp đỡ để sống thêm với con
- Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý
- Người cao tuổi được hưởng chế độ mừng thọ
- Đang hưởng án treo thì tái phạm tội đánh bạc
- Chồng mất vợ có được quyền chia tài sản cho các con?
- Chuyến xe 52 chỗ phủ kín rèm, hàng chục người bị lừa 'vào tròng' đi xem đất
- Cứu bạn bị tẩm xăng, người mẹ trẻ bỏng nặng nguy kịch
- VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
- Con gái đập phá, ngăn cản cha mẹ chia nhà cho cháu
- Cha rơi nước mắt nghe con gái bệnh tật cầu cứu
- VietNamNet trao quà Tết cho người nghèo ở Thanh Phước
- Ngành nước tại Việt Nam gặp thách thức lớn do biến đổi khí hậu
- Bà Hoàng Thị Bảo Hương được bổ nhiệm làm Phó Tổng Biên tập Báo VietNamNet