游客发表

【soicau.wap】Vốn ODA cần thực sự hòa vào dòng ngân sách

发帖时间:2025-01-11 02:29:19

long

Những công trình sử dụng nguồn vốn ODA đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội

Tuy nhiên,ốnODAcầnthựcsựhòavàodòngngânsásoicau.wap quá trình chuyển đổi này đã nảy sinh một số bất cập, làm ách tắc dòng vốn ODA, giảm hiệu quả của nhiều dự án lớn sử dụng nguồn vốn này.

Chậm giải ngân ODA làm ách tắc nhiều dự án quan trọng

Trong buổi gặp gỡ cung cấp thông tin về năm tài khoá 2017 mới đây của Văn phòng JICA Việt Nam, bên cạnh những thông tin tích cực về các dự án hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản, một vấn đề được ông Fujita Yasuo, Trưởng đại diện JICA Việt Nam nhấn mạnh là vấn đề chậm giải ngân ngày càng gia tăng ở các dự án ODA.

Tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành chỉ thị liên quan đến việc cải thiện cơ chế thực hiện của các dự án ODA, như đẩy nhanh việc thanh toán cho các dự án đang triển khai, đình chỉ, hoãn triển khai đối với một số dự án có mức độ quan trọng thấp, dự án không hiệu quả, điều chỉnh giữa các dự án v.v... Đây là những nỗ lực được các đối tác tài trợ nước ngoài đánh giá cao và kỳ vọng sẽ có những tiến bộ nhất định trong việc thực thi các dự án ODA.

Theo Trưởng đại diện JICA Việt Nam, tính đến thời điểm cuối tháng 9, tổng số tiền các dự án vốn ODA Nhật Bản chưa được thanh toán là khoảng 4 tỷ Yên (tương đương khoảng 812 tỷ đồng). Trong trường hợp không có sự điều chỉnh, nhiều khả năng đến cuối năm nay, tổng số tiền thanh toán chậm của tất cả các dự án vốn vay ODA sẽ vào khoảng 20 tỷ Yên (tương đương khoảng 4.060 tỷ đồng). Đơn cử như tình trạng chậm giải ngân ở dự án đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Tuyến số 1 và một số dự án khác do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ quản. Trong đó, tuyến Metro số 1 TP. HCM đã chậm thanh toán nửa năm nay. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều dự án sử dụng vốn ODA trong 2 năm gần đây.

Tình trạng chậm giải ngân xuất phát từ nhiều nguyên nhân như việc thực thi Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm với mức vốn vay giới hạn, việc áp dụng quy định giải ngân ODA theo kế hoạch được giao thay vì theo tiến độ thực hiện như trước đây, sự chậm trễ trong quá trình phê duyệt, hoàn thành thủ tục dự án, giải phóng mặt bằng… Cùng với đó, theo ông Fujita Yasuo, một nguyên nhân quan trọng nữa là việc ước lượng mức độ giải ngân ODA ở bộ chủ quản chưa chính xác, khiến vốn ODA đưa vào kế hoạch giải ngân không đáp ứng yêu cầu thực tế.

Mặc dù ủng hộ những nỗ lực của Việt Nam để làm giảm nợ công, lành mạnh ngân sách, tuy nhiên, đối tác Nhật Bản cũng cho rằng cần cân đối đảm bảo hiệu quả đầu tư công, phát huy tối đa hiệu quả dòng vốn vay. Để khắc phục bất cập trong vấn đề giải ngân, JICA cho biết đã phối hợp với các tổ chức cung cấp vốn khác như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) để có đàm phán ở cả hai khâu, phối hợp với các bộ chủ quản để có số dự toán sát thực tế hơn. Khi thẩm định dự án ở khâu cuối cùng, cơ quan quản lý đầu tư là Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra mức phê duyệt hợp lý hơn.

Cần tính toán, dự báo chính xác hơn về ODA

Theo một báo cáo đánh giá của WB, việc đưa ODA vào ngân sách là thay đổi quan trọng nhất có tác động đáng kể đến các dự án ODA. Vốn ODA được hòa vào ngân sách theo các thông lệ quốc tế tốt sẽ tăng cường hệ thống quản lý nợ, đồng thời góp phần tăng cường quản lý đầu tư công thông qua cải thiện kỷ cương ngân sách. Kết hợp với đưa vốn trái phiếu Chính phủ phát hành cho các dự án hạ tầng hòa vào ngân sách, thay đổi này giúp cho các dự án không gặp phải nguy cơ áp dụng các khung quy định khác nhau theo nguồn vốn.

Tuy nhiên, khác biệt quan trọng nhất về thủ tục giữa dự án ODA và dự án không dùng vốn ODA vẫn tồn tại. Dự án ODA cần có thêm những quyết định chính thức khác so với dự án không dùng vốn ODA, trong đó, bộ ngành hoặc địa phương đề xuất phải phối hợp chặt chẽ với đối tác phát triển và dự án phải được thẩm định theo một quy trình do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì. Hơn nữa, dự án ODA chỉ được đưa vào Kế hoạch đầu tư công sau khi ký kết hiệp định vay chứ không phải sau khi phê duyệt chủ trương đầu tư như đối với các dự án không sử dụng vốn ODA.

Do đó, để hòa dòng vốn ODA vào ngân sách thì yêu cầu về hài hoà danh mục của các đối tác phát triển vào kế hoạch trung hạn là một thách thức quan trọng trong dài hạn. Việc ký kết các hiệp định vay ODA phải được đưa vào Kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm. Quy trình lập ngân sách bắt đầu bằng việc xác định rõ hạn mức tài chính khó có thể triển khai nếu không có những dự báo tốt về cam kết vốn ODA trong giai đoạn kế hoạch 5 năm.

Thách thức này cũng là vấn đề được bàn luận nhiều nhất trong quá trình sửa đổi Luật Quản lý nợ công, khi những bất cập trong quản lý vốn vay, đặc biệt là vốn ODA cho thấy sự cần thiết phải có một cơ quan thống nhất quản lý vốn vay thay vì có tới 3 cơ quan tham gia như hiện nay. Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), dự kiến được xem xét, thông qua tại kỳ họp Quốc hội tới đây, đang được kỳ vọng sẽ có những tác động quan trọng đối với công tác quản lý vốn vay, đảm bảo bền vững nợ công và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay để phục vụ phát triển kinh tế.

Hoàng Yến

    热门排行

    友情链接