| Tổng Bí thư,ĐịaphươngquyếttâmđồnghànhcùngChínhphủthựchiệnmụctiêuké7m ty le Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Niềm tin mới, khí thế mới, động lực mới để phát triển kinh tế - xã hội | | Phát triển kinh tế 5 năm: Doanh nghiệp là chủ công, kinh tế tư nhân là rường cột | | Thủ tướng: Việt Nam chưa thể đứng đầu về thu nhập, nhưng có thể đi đầu một số lĩnh vực |
| Lãnh đạo các bộ, ngành và đại biểu tham dự tại điểm cầu Hà Nội. Ảnh: VGP |
Tháo gỡ các "điểm nghẽn" Theo đó, tại Hội nghị, lãnh đạo các địa phương đều đồng tình, thống nhất cao với nội dung các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 2020 và những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021. Lãnh đạo các địa phương đều đánh giá cao sự điều hành của Chính phủ, ý chí vươn lên và tinh thần vượt khó, nước ta đã thành công trong việc thực hiện “mục tiêu kép” là khống chế được dịch bệnh Covid 19 và đạt mức tăng trưởng dương. Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, thành phố đã triển khai một cách nghiêm túc và chủ động, bám sát tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, về cơ bản Thành phố đã đạt được các mục tiêu tổng quát, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu tăng trưởng. Vì thế, năm 2021, thành phố Hà Nội xây dựng 23 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế, xã hội, trong đó, phấn đấu tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng khoảng 7,5%. Ngay từ đầu tháng 1/2021, thành phố Hà Nội sẽ ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ. Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP HCM cho biết, Thành phố xác định chủ đề năm 2021 là: “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”, với mục tiêu tổng quát là tiếp tục thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ đã đề ra. Cũng về vấn đề này, theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh, năm 2020, lĩnh vực dịch vụ, du lịch vốn là lĩnh vực quan trọng, chiếm 65,5% trong cơ cấu kinh tế của thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Trước những khó khăn đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế Thành phố năm 2020 giảm sâu với tổng sản phẩm (GRDP) ước giảm 9,77% so với năm 2019 (dịch vụ ước giảm 8,2%, công nghiệp - xây dựng ước giảm 12,2%; nông, lâm nghiệp - thủy sản ước tăng 2,4%). Năm 2021, lãnh đạo TP Đà Nẵng cho biết sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép “vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa khôi phục, phát triển kinh tế”; kịp thời thực hiện các giải pháp phát triển nguồn thu, phấn đấu thu ngân sách đạt kết quả cao nhất; tập trung chỉ đạo xử lý các “điểm nghẽn” trong thủ tục đầu tư, xây dựng cơ bản… | Đại diện lãnh đạo các địa phương phát biểu trực tuyến tại phiên họp Chính phủ. Ảnh: H.Dịu |
Thêm nguồn lực cho phát triển Để giúp các địa phương thuận lợi hơn cho phát triển kinh tế - xã hội, lãnh đạo các địa phương đã đưa ra nhiều kiến nghị lên Chính phủ, trong đó chủ yếu về chính sách tài chính, giải ngân vốn đầu tư, ngân sách đặc thù, tổ chức chính quyền đô thị… cho các địa phương thêm nguồn lực phát triển. Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị Chính phủ báo cáo với Quốc hội về việc triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn, bởi hiện nay có bất cập là dự án cho 2 kỳ kế hoạch đầu tư liên tiếp phải bảo đảm tổng số giá trị, tổng mức đầu tư của chương trình dự án được thực hiện kế hoạch đầu tư công của giai đoạn sau không vượt quá 20% giai đoạn trước. Lãnh đạo TP Hà Nội cũng kiến nghị về Quy hoạch Hà Nội 10 năm 2021-2030 và tầm nhìn 2045 liên quan đến bố trí vốn, thẩm định dự toán; kiến nghị Bộ Nội vụ trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn về thí điểm mô hình chính quyền đô thị trên địa bàn TP.Hà Nội... Tương tự, Chủ tịch UBND TP HCM còn kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương sớm có hướng dẫn về Phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa để Thành phố kịp triển khai công tác cổ phần hóa theo kế hoạch đề ra và đẩy nhanh tiến độ kê khai, phê duyệt phương án và thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước của các bộ, ngành, Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước trên địa bàn Thành phố để có thêm nguồn lực đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đề nghị cần tiếp tục có lộ trình chuyển đổi, hình thành chuỗi sản xuất tin cậy, đa dạng, chủ động, tạo nền tảng cho phát triển nền kinh tế, có năng lực phản ứng nhanh, linh hoạt, thích ứng với biến động của nền kinh tế. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong các lĩnh vực kinh tế, tập trung chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước nhằm phát huy hiệu quả vận hành Chính phủ điện tử. Đại diện tỉnh Kon Tum thì kiến nghị, đề xuất một số cơ chế chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và tạo động lực thúc đẩy phát triển tỉnh Kon Tum nói riêng và liên vùng Tây Nguyên – Miền Trung nói chung trong thời gian tới. Tương tự, đại diện tỉnh Tây Ninh cũng kiến nghị sớm hoàn thiện cơ chế về liên kết vùng, phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông, nhất là những tuyến đường đi qua địa phương... Đặc biệt, vị này cũng đề xuất các địa phương phải tăng cường công tác quản lý xuất nhập cảnh để phòng ngừa lây lan đại dịch Covid-19 như trường hợp bệnh nhân 1440 tại Vĩnh Long mới đây. |