Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn đã không nhầm khi nghi ngờ những món đồ sứ ký kiểu đủ loại hiệu bỗng chốc xuất hiện ở Huế. Đó là đồ giả cổ. Nhưng,Đitigravemvẻđẹpđatildemấgiải vô địch bóng đá nữ châu âu những món đồ mới ấy lại tuyệt hảo về mặt văn hóa, ở một góc nhìn khác. Vẽ trên đồ sứ tân ký kiểu
|
Và ông đã không mấy vui vẻ khi nhận nhiệm vụ hợp tác với ông Trần Quốc Thái. Theo đó, cả hai sẽ cùng phục chế một số đồ sứ để đưa vào trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế. Đó là những đồ sứ ký kiểu - thứ đồ triều đình Việt Nam đã đặt hàng ở Trung Quốc để mang về dùng, một dòng đồ “cha Việt, mẹ Hoa”. “Tôi đã phản ứng tức thời. Tôi nói ngay theo nguyên tắc, bảo tàng không trưng bày đồ giả. Huống chi mình còn hơn 2.000 món đồ sứ ký kiểu chưa mang ra trưng bày vì không có chỗ. Sao lại phải làm đồ giả cổ làm gì?”, TS Trần Đức Anh Sơn, khi đó là Phó giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế, nhớ lại. Chỉ chờ ông Sơn dứt lời, ông Thái cũng đáp trả: “Tôi đồng ý với anh là bảo tàng không nên bày đồ giả. Tuy nhiên trong các cung điện, lăng tẩm ở Huế hiện đang trưng bày và thờ tự nhiều món đồ gốm Bát Tràng và đồ sứ rẻ tiền của Trung Quốc đấy thôi”. Rồi ông Thái đề nghị một dự án tạo ra một dòng đồ sứ phỏng theo đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn, từ kiểu dáng, màu men đến hoa văn, họa tiết. Những món đồ mô phỏng này sẽ được trưng bày trong các lăng tẩm và cung điện, thay thế cho những cổ vật đã mất mát, hư hỏng hoặc hiện vật gốc không thể đưa ra trưng bày, thờ tự. Như thế, đồ gốm rẻ tiền đang làm nhếch nhác cảnh quan di tích cũng sẽ bị loại bỏ. | | | | Tôi đã đi rất lâu như thế, cho đến khi gặp được lò của Sào Hải Thanh. Ông ấy nhìn kỹ món đồ tôi muốn đặt rồi nói, sẽ làm đúng công nghệ ngày xưa. Màu thiên nhiên. Như thế, màu men xanh mới nổi bật trên nền trắng. Nhưng cũng chỉ giống được 80 - 90% | | | | |
|
“Nghe đến đây, tôi chợt thấy mình hơi cạn nghĩ nên kéo ghế ngồi xuống và bắt đầu bàn phương án hợp tác phỏng chế đồ sứ ký kiểu với vị khách nọ, cũng là bắt đầu mối giao hảo với anh Trần Quốc Thái”, ông Sơn thú thật. Sau đó, Đại nội Huế thay đổi dần. Cả hai ông cũng đi cùng nhau những chuyến đi dài sang Cảnh Đức Trấn, Trung Quốc để đặt lại đồ sứ, như trước đây các triều Lê - Trịnh, Nguyễn đã đặt riêng cho vua, chúa. Khi dự án kết thúc vào năm 2006, hơn 700 món đồ sứ tân ký kiểu đã được mang về từ Cảnh Đức Trấn. Chúng được bài trí trong hầu khắp các cung điện, lăng tẩm, đền miếu của triều Nguyễn ở Huế. Những hoang phế vì thiếu vắng đồ sứ cao cấp đã không còn. Festival Huế năm đó thực sự có màu sắc khác. Đồ sứ tân ký kiểu “Tôi sang Cảnh Đức Trấn để đặt đồ đã cách đây gần hai chục năm. Khi đó chỉ vì muốn giữ lại cho mình những món đồ như ý, do cổ vật ngày càng hiếm, lại theo nhau ra nước ngoài”, ông Thái Blue (Trần Quốc Thái) trầm ngâm. Biệt danh này của ông gắn với những món đồ vẽ hoa lam mà ông yêu chuộng. Chuyến đi Cảnh Đức Trấn đó dài lắm. Đặt chân đến miền đất bán sơn địa đó, ông Thái chỉ có mỗi một việc lang thang hết lò gốm này đến lò gốm khác. Cứ đi mãi để tìm dù chỉ một món đồ giống như món đồ ông muốn đặt. Không có đồ y hệt. Bởi Cảnh Đức Trấn không chỉ nhận làm đồ cho vua chúa Việt mà còn rất nhiều nơi. Bản thân số đồ vua chúa Việt đặt cũng không thấm vào đâu so với “đại công xưởng” gốm ở đó. Ông Thái đành tìm những món đồ tương tự để từ đó phán đoán rằng nhà nào có thể làm được món đồ ngự dụng xưa. Cây cảnh ở Đại nội Huế được tôn bằng chiếc thống sứ tân ký kiểu |
“Tôi đã đi rất lâu như thế, cho đến khi gặp được lò của Sào Hải Thanh. Ông ấy nhìn kỹ món đồ tôi muốn đặt rồi nói, sẽ làm đúng công nghệ ngày xưa. Màu thiên nhiên. Như thế, màu men xanh mới nổi bật trên nền trắng. Nhưng cũng chỉ giống được 80 - 90%”, ông Thái nhớ lại. Và cuộc chờ đợi bắt đầu, khi ông Thái đặt thử những chiếc đĩa đầu tiên. Chúng có đường kính chừng 19 cm. Khỏi phải nói cũng biết ông đã hồi hộp đến thế nào. Hỏa biến còn đẩy kịch tính trong nỗi chờ đợi của ông lên đỉnh điểm. Chồng đĩa đầu tiên có cái hỏng, nhưng chiếc còn lại khiến ông vô cùng hài lòng. “Có mẻ đem nung, mọi thứ hoàn hảo, từ kiểu dáng đến nét vẽ. Rồi khi lửa tàn, vỡ hết không còn gì cả chục bộ trà mai hạc”, ông Thái kể lại. Luôn bên cạnh giám sát các công đoạn làm bộ trà, nỗi đau của ông càng rõ rệt hơn. Đến giờ ông vẫn giữ tấm ảnh chụp lại mẻ gốm toàn mảnh vỡ đó. Và nguyên tắc là nếu muốn lấy một chiếc đĩa, có khi phải đặt tới bốn chiếc để “trừ hao”. Những món đồ tân ký kiểu của ông Thái Blue
|
Rồi những ngày sát cánh cùng thợ thuyền Cảnh Đức Trấn cứ nối tiếp, nối tiếp. Những chiếc thống sứ để trưng bày cây kiểng cũng ra đời. Chóe cỡ lớn gửi lời chào tái sinh. Đĩa ngấm ngầm kiêu hãnh với hiệu đề nội phủ... Chỉ sự khó tính, đam mê mới khiến ông Thái đi tiếp con đường làm đồ sứ tân ký kiểu. Vì giá đồ dù không bằng đồ thật nhưng cũng rất cao. Cao bởi sự cố có thể đến mọi lúc. Ngay cả khi bình, lọ, chóe, thống đã quấn rơm con cúi rồi đóng thùng đi đường sông về Việt Nam, nguy cơ sứt vỡ cũng vẫn xảy ra. Còn ít hơn cả đặt đồ ký kiểu khi xưa, đồ tân ký kiểu của ông Thái như là những món đồ luxury phương Tây, với số lượng hạn chế. Những món đồ này cũng được làm theo nguyên tắc phiên bản ở các bảo tàng - không bao giờ là tỷ lệ 1:1. Trên nguyên tắc sòng phẳng đó, mỗi hiện vật ông Thái lại “chỉnh”. Có chiếc thay đổi chút hoa văn, chiếc thay đổi ít kích cỡ... Lịch sử đồ ký kiểu đã được thêm trang như vậy. Nguồn TNO |