TheốphậntriệuyênNhậtsắpđượccôngbốsoi kèo kaiserslauterno tin tức trên báoTrí thức trẻ, tối 11/5, chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (36 tuổi, tạm trú quận Tân Bình, TP.HCM), người mua được thùng loa cũ và phát hiện bên trong có 5 triệu yen hơn một năm trước cho biết, sáng 12/5, chị sẽ cùng luật sư đến công an quận Tân Bình làm việc và sẽ nhận được văn bản trả lời về việc chị có được nhận số tiền 5 triệu yen hay không. Liên quan đến vụ việc này, cuối tháng 4 vừa qua, khi sắp đến thời hạn một năm kể từ khi công an quận Tân Bình ra thông báo tìm chủ sở hữu đối với số tiền 5 triệu yen, chị Hồng chuẩn bị làm thủ tục nhận lại tiền thì xuất hiện một phụ nữ gửi đơn đến khiến việc giải quyết 5 triệu yên Nhật (tương đương gần 1 tỷ đồng) đang ngày càng trở nên phức tạp hơn. Số phận 5 triệu yên Nhật sẽ được quyết định trong hôm nay. Ảnh Tuổi trẻ
Trước ý kiến gây sốc của 1 luật sư cho rằng nên nhìn nhận 5 triệu yen với tính chất là “tiền chứ không phải vật”chị Hồng “đang chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai” 5 triệu yen nên tác giả đề nghị áp dụng khoản 7 điều 170 và khoản 1 điều 247 Bộ luật dân sự, theo đó chị Hồng cần phải đợi chín năm sau thì mới được công nhận quyền sở hữu số tiền này và mới được nhận lại tiền, luật sư Hà Hải, Đoàn luật sư TP.HCM chia sẻ trên báo Tuổi trẻ, cho biết: 5 triệu yen là tiền nhưng là đồng tiền Nhật Bản, là ngoại tệ. Tiền yen hay bất kỳ ngoại tệ nào hoàn toàn không được xem là tiền theo luật VN vì nó không phải là phương tiện thanh toán theo điều 22 pháp lệnh ngoại hối. Luật sư Hải cũng cho rằng quan điểm trên đã có sự nhầm lẫn khi cho rằng chị Hồng “đang chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai” (số tiền 5 triệu yen) và phải tiếp tục đợi chín năm nữa thì mới được nhận tiền vì chị Hồng đã tự giác bàn giao số tiền cho CATB. Ông cho rằng cơ quan chức năng nên áp dụng khoản 2 điều 239 Bộ luật dân sự, nội dung: “Trong trường hợp vật không xác định được ai là chủ sở hữu... thì sau một năm kể từ ngày thông báo công khai mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện” và bàn giao số tiền lại cho gia đình chị Hồng. Chị Hồng nói, trong trường hợp cơ quan chức năng quyết định vợ chồng chị chưa hoặc không được nhận số tiền thì vợ chồng chị sẽ cảm thấy rất buồn và hụt hẫng. “Nếu trong trường hợp được nhận tiền, hai vợ chồng tôi sẽ trang trải cho cuộc sống gia đình cho đỡ vất vả, dành dụm tiền cho hai con ăn học, cho chị em cùng cảnh ngộ một ít và làm từ thiện” chị Hồng chia sẻ. Phương Khanh (T/h) Vợ chồng ve chai 'tuột' 5 triệu yên trước giờ nhận tiền |