“Èo uột” thì khó phát triển
TheệthốngđạilýthuếVẫnthiếuvàyếgiải vô địch usl mỹo bà Nguyễn Thị Cúc, hiện cả nước mới có 290 đại lý thuế, với hơn 700 cá nhân có chứng chỉ hành nghề đại lý thuế, hoạt động ở 34/63 tỉnh, thành phố, chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn. Do đây là dịch vụ mới, nên cộng đồng DN chưa quan tâm nhiều và sử dụng dịch vụ của đại lý thuế. Để tồn tại, nhiều đại lý thuế phải làm thêm nhiều hoạt động khác ngoài dịch vụ về thuế.
Ông Nguyễn Thế Mạnh - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, kiêm Cục trưởng Cục Thuế TP.Hà Nội cũng cho biết, Hà Nội hiện có 120 nghìn DN, hơn 140 nghìn hộ kinh doanh cá thể và hơn 3,2 triệu người nộp thuế TNCN. Trong khi đó, Hà Nội chỉ có 93 đại lý thuế, quy mô nhỏ, chủ yếu có từ 3 - 4 nhân viên, nhiều nhất là Công ty TNHH kiểm toán HSK Việt Nam có 9 nhân viên. Với số lượng đại lý thuế như hiện nay, ông Mạnh cho rằng vẫn còn quá ít. “Theo kế hoạch phát triển đại lý thuế đã được Bộ Tài chính phê duyệt, giai đoạn 2016 - 2020 có tối thiểu 10% số DN đang hoạt động nộp thuế thông qua dịch vụ đại lý thuế (tương đương với 50 nghìn đại lý thuế) thì còn quá thiếu”- ông Mạnh nói.
Để minh chứng cho thực trạng đại lý thuế hiện nay vừa thiếu lại vừa yếu, Bà Cúc lấy ví dụ, tại Hàn Quốc có tới 93% người nộp thuế khai thuế qua đại lý thuế. Tại Nhật Bản, có tới 72 nghìn người làm công tác tư vấn thuế, trong đó cán bộ công chức thuế ở Nhật Bản chỉ 52 nghìn người, ở Đức có tới 79 nghìn người làm tư vấn thuế.
Bà Cúc cũng cho rằng, ngoài số lượng còn quá ít, chất lượng nguồn nhân lực của đại lý thuế cũng chưa đảm bảo yêu cầu. Muốn phát triển đại lý thuế, trước hết phải tinh thông về nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp; không chỉ có kiến thức về thuế mà cả kiến thức về kế toán, bảo hiểm xã hội… để có thể phục vụ mọi yêu cầu của DN. Nếu đại lý thuế mà èo uột thì DN họ sẽ không sử dụng và như thế sẽ khó phát triển được”- bà Cúc nói.
“Mở” hơn để phát triển
Bà Lê Thị Yến - Giám đốc Công ty CP Tư vấn thuế Hà Nội cho rằng đại lý thuế góp phần giảm chi phí, thời gian, công sức của xã hội, phù hợp với xu thế của thế giới cũng như xu thế hội nhập hiện nay. Tuy nhiên, việc phát triển đại lý thuế hiện nay rất khó khăn. Ngoài nguyên nhân khách quan là do DN chưa quen sử dụng dịch vụ đại lý thuế, bà Yến thừa nhận, trình độ chuyên môn của cán bộ tư vấn thuế hiện nay chưa đáp ứng. Vì thế, để phát triển đại lý thuế thời gian tới, bà Yến đề nghị VTCA nên tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao kiến thức chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ tư vấn.
Ngoài ra, bà Yến cũng cho rằng cơ quan quản lý nhà nước cần có những quy định cụ thể về điều kiện hành nghề đại lý thuế, tránh sự lộn xộn trong quá trình thực hiện. “Trong thực tế, có nhiều đơn vị không đăng ký kinh doanh ngành nghề đại lý thuế, nhưng vẫn thực hiện dịch vụ đại lý thuế. Nhiều DN chưa hiểu đại lý thuế là gì, nên khi gặp các DN tư vấn như vậy sẽ ảnh hưởng đến đại lý thuế làm ăn nghiêm túc. Vì thế phải quản lý chặt chẽ hơn để đảm bảo công bằng cho các đại lý thuế đang làm ăn chân chính”- bà Yến nói.
Bà Yến cũng đề nghị, để phát triển đại lý thuế, nên bắt buộc các DN nhỏ và vừa, DN siêu nhỏ phải khai thuế thông qua đại lý thuế, giống như bắt buộc DN phải khai thuế điện tử. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng phải cân nhắc giải pháp này.
“Tại hội nghị gặp gỡ giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với cộng đồng DN hồi tháng 4 vừa qua, nhiều lần Thủ tướng đã khẳng định phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho DN. Rõ ràng là DN họ có nhu cầu sử dụng đại lý thuế thì đó là quyền của DN và chúng ta không thể áp đặt được. Chỉ khi nào thị trường đủ lớn, quy định đủ hoàn thiện thì mới đưa vấn đề này vào thực hiện”- bà Lê Thanh Hà - Vụ Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nói./.
Điều 20 của Luật Quản lý thuế (có hiệu lực từ 1/7/2007) tạo cơ sở pháp lý cho sự hình thành, phát triển đại lý thuế. Theo đó, đại lý thuế cung cấp các dịch vụ về thủ tục kê khai, nộp và hoàn thuế theo quy định của pháp luật. Người nộp thuế khi sử dụng dịch vụ của đại lý thuế sẽ giảm bớt các sai sót, yên tâm tập trung cho lao động sản xuất, kinh doanh. |
Nhật Minh