【bong dalu.vip】Hết ưu đãi, giá ô tô sẽ tăng cuối năm?
Thị trường ô tô Việt Nam đã có bước phục hồi mạnh mẽ báo hiệu một mùa mua sắm sôi động cuối năm. |
Giảm lệ phí trước bạ, cú hỗ trợ hiệu quả
Kết quả rực rỡ của thị trường ô tô những tháng gần đây được chỉ ra nguyên nhân là nhờ gói cứu trợ hiệu quả của Chính phủ, trong đó trọng tâm là giải pháp giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe sản xuất trong nước.
6 tháng đầu năm, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, doanh số toàn thị trường giảm 31% so với cùng kỳ năm ngoái, nhận định cả năm kết quả sản xuất kinh doanh ô tô sẽ rất khó khăn, các doanh nghiệp có ý kiến “cầu cứu” Chính phủ hỗ trợ. Cuối tháng 6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Nghị định 70 quy định mức thu lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được giảm 50% trong 2020, hiệu lực từ 28/6 đến 31/12 (với tô dưới 9 chỗ, khách hàng Hà Nội chỉ phải trả 6% lệ phí trước bạ, ở TP HCM là 5%).
Chính sách này hỗ trợ trực tiếp người mua xe, khi số tiền giảm thực tế rất đáng kể (ở phân khúc cỡ nhỏ, giá xe từ 400 triệu đến 700 triệu, khách có thể tiết kiệm 20-30 triệu; ở phân khúc xe sang có giá vài tỷ, số tiền ưu đãi cũng lên tới vài trăm triệu), qua đó tăng lượng bán ra của các doanh nghiệp sản xuất, giúp các đại lý đẩy hàng tồn. Nhờ đó, ngoài tháng 8 lượng bán giảm vì trùng thời điểm tháng Ngâu, doanh số tháng 7, 9 đều tăng so với tháng 6. Đến hết 9 tháng, doanh số toàn ngành giảm 21% so với cùng kỳ 2019 mức giảm nhẹ hơn nhiều so với 6 tháng đầu năm (31%).
Để cạnh tranh với xe sản xuất, nhiều mẫu xe nhập khẩu cũng được nhà phân phối áp dụng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ như ô tô lắp ráp trong nước. Thậm chí, một số mẫu như Honda CR-V, hay các dòng xe Volkswagen còn được nhà phân phối hỗ trợ 100% lệ phí trước bạ cho khách mua xe.
Tác động tích cực này thể hiện rõ nhất ở tháng 10, với mức tăng trưởng kỷ lục 22%. Doanh số bán của những mẫu mã vốn đã hút khách như Toyota Vios, Hyundai Accent, Mitsubishi Xpander hay VinFast Fadil… tiếp tục tăng trưởng hàng trăm xe so với tháng trước. Hầu hết các mẫu ô tô góp mặt trong danh sách 10 ô tô bán chạy nhất tại Việt Nam tháng 10 đều đạt doanh số bán hơn 1.400 xe.
Trong đó, Toyota Vios lập kỷ lục với 3.443 xe – mức cao nhất đối với một mẫu ô tô du lịch kể từ đầu năm 2020 đến nay. Hyundai Accent cũng đạt 2.230 xe, VinFast Fadil đạt 1.851 xe…
Chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ cho các mẫu xe sản xuất trong nước đã tác động mạnh đến thị trường ô tô Việt Nam. |
3 tháng không cứu được cả năm
Tuy có dấu hiệu hồi phục với kết quả rực rỡ của tháng 10, nhưng thị trường ô tô vẫn chưa thể bù đắp mức sụt giảm từ tính từ đầu năm. Cộng dồn 10 tháng đầu năm 2020, tổng doanh số bán hàng của các thành viên VAMA giảm 18% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 12%; xe nhập khẩu giảm 26% so với cùng kì năm ngoái.
Tính toán từ các chuyên gia cho thấy, cho dù kết quả tháng 11 và 12 có rất tốt đi chăng nữa, thì năm 2020 khó đạt được mức tiêu thụ gần 400.000 xe như năm 2019. Bởi tổng doanh số bán trong 10 tháng qua mới chỉ đạt 212.409 xe. Tính bình quân mỗi tháng thành viên VAMA mới tiêu thụ được hơn 21.000 xe, trong khi trong khi mức bình quân của năm trước là trên 33.000 xe/tháng.
Chưa kể nguồn ô tô (bao gồm cả sản xuất và nhập khẩu) dù muốn cũng khó có thể nhanh chóng tăng để đáp ứng nhu cầu.
Thay vì thờ ơ, hờ hững, ngại ngần như những tháng đầu năm, cuối năm khách hàng sẽ đổ xô đi mua ô tô để kịp hưởng ưu đãi, khuyến mại. |
Số liệu cập nhật từ thống kê hải quan cho thấy, tháng 10 cả nước nhập khẩu 13.653 xe (kim ngạch đạt 283 triệu USD), trong đó ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống là 10.379 xe (trị giá đạt 191 triệu USD). Như vậy tính hết tháng 10, lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu đạt 80.110 xe, giảm 33,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống là 59.699 xe, giảm 34,2%.
Thực tế từ thị trường cũng cho thấy một số mẫu xe đang không đủ cung ứng theo nhu cầu khách hàng.
Đơn cử trong tháng Toyota Việt Nam nhận tới 4.000 đơn hàng đối với mẫu xe Vios (vượt mục tiêu đặt ra của hãng) nhưng các đại lý chỉ giao được 3.443 chiếc (khoảng 86%). Hay như Mercedes GLC, mẫu xe sang lắp ráp trong nước cũng đang cháy hàng. Điều khách hàng “nóng ruột” nhất là khi nào giao xe. Và để được nhận xe trước thời điển 30/12, nhiều khách hàng đã chấp nhận lấy phiên bản, hoặc màu xe không ưng ý.
Ước tính từ các nhà sản xuất cho thấy lượng xe lắp ráp tăng 15% doanh số và các doanh nghiệp đang gia tăng sản xuất để kịp trả đơn cho khách hàng trước khi năm 2020 kết thúc. Nhưng ô tô là mặt hàng đặc thù khó có thể thể đẩy nhanh lượng sản xuất trong thời gian ngắn, chưa kể nguồn cung linh phụ kiện cũng không thể đáp ứng được ngay.
Giá biến động tăng?
Giá cả hàng hóa phụ thuộc vào cung cầu, hiện nhu cầu mua sắm ô tô tháng cuối năm đang ngày một tăng cao, cầu có hạn, vì thế các đại lý đã nhanh chóng tính đến việc cắt ưu đãi, đưa giá quay về mức niêm yết, thậm chí buộc khách mua thêm phụ kiện nếu muốn nhận xe sớm.
Thậm chí theo khảo sát từ thị trường cho thấy, hiện một số mẫu xe đã rục rịch tăng giá trở lại.
Thông tin Bộ Tài chính có báo cáo trình Chính phủ với quan điểm đề xuất không kéo dài thời gian ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ đôi với ô tô sản xuất trong nước (thời hạn đến 1/1/2021) đang và sẽ tác động mạnh đến thị trường ô tô.
Nếu như đề xuất này được Chính phủ chấp thuận, khách hàng mua ô tô chỉ còn chưa đầy 2 tháng để được hưởng ưu đãi này. Tình trạng khách đổ xô đi mua ô tô kịp đăng ký trước 1/1/2021 để hưởng ưu đãi được dự đoán sẽ xảy ra
Thực tế này cho thấy nhiều khả năng thị trường ô tô tháng cuối năm sẽ hết sức sôi động, thậm chí sẽ “cháy” hàng dẫn đến tình cảnh “xếp hàng” mua ô tô, giá xe tăng, khách hàng phải chấp nhận thêm tiền hoặc mua kèm linh phụ kiện.
Nửa đầu tháng 11 cả nước nhập khẩu 6.227 ô tô nguyên chiếc các loại (tổng kim ngạch gần 135,5 triệu USD), trong đó, ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống là 4.370 xe (kim ngạch gần 76 triệu USD). Như vậy, lũy kế từ đầu năm đến 15/11, cả nước nhập khẩu 86.299 ô tô nguyên chiếc các loại với tổng kim ngạch gần 1,9 tỷ USD. |