Buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp là vấn nạn cần phải được giải quyết. Ảnh minh họa: Internet/Congan.com.vn
Giới chuyên gia ước tính rằng,ânhàngvàcácnỗlựcgiúpgiảiquyếtnạnbuônbánđộngvậthoangdãbấthợpphátỷ số bồ đào nha mỗi năm, khoảng 26 tỷ USD đã được tạo ra từ các giá trị từ tự nhiên. Điều này thúc đẩy tham nhũng, làm tổn hại đến danh tiếng và kinh tế của các quốc gia bị ảnh hưởng.
Lực lượng Đặc nhiệm Hành động tài chính (FATF), cơ quan đặc nhiệm chống rửa tiền toàn cầu gần đây đã công bố một báo cáo về vấn đề này, trong đó chỉ rõ rằng tội phạm có tổ chức thường sử dụng hoạt động buôn bán động vật hoang dã để khai thác điểm yếu trong các ngành tài chính và phi tài chính, để di chuyển, che giấu và rửa tiền mà họ thu được.
Đặc biệt, châu Á hiện đang là khu vực vướng vào nạn buôn bán động vật hoang dã này do đa dạng sinh học phong phú, cộng thêm nhu cầu cao đối với động vật hoang dã bất hợp pháp... Trong khi Trung Quốc là nơi tiếp nhận động vật hoang dã lớn nhất, Campuchia, Indonesia, Singapore và Hongkong cũng là những “điểm đến cuối cùng” nổi bật của động vật hoang dã.
Trong những năm gần đây, hơn 200 tấn ngà voi châu Phi đã bị thu giữ chỉ riêng ở khu vực Đông Nam Á. Số lượng này tượng trưng cho khoảng 3.000 con voi đã chết và đáng kinh ngạc hơn, chúng chỉ là một phần nhỏ trong chuỗi hoạt động thương mại bất hợp pháp được đưa ra ánh sáng từ các vụ bắt giữ thành công.
Đáng lo ngại là các nước ASEAN hiện vẫn đang tiếp tục đóng vai trò chính trong việc làm trầm trọng thêm tình trạng buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Lệnh cấm đối với các mặt hàng như ngà tê tê và ngà voi không đủ đề dập tắt nhu cầu tiêu thụ của khu vực. Do đó, các tổ chức như Mạng lưới giám sát buôn bán động thực vật hoang dã (TRAFFIC) đang thúc giục các cơ quan phá vỡ các chuỗi hoạt động buôn bán bất hợp pháp thông qua các hình phạt nghiêm khắc hơn và nặng hơn.
Có thể nói, lần theo dấu vết tài chính của những kẻ buôn bán động vật hoang dã là một trong những cách hiệu quả nhất để xác định các mạng lưới tội phạm rộng lớn hơn.
Đối với các ngân hàng, rủi ro về buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã phải được xem xét và ghi nhận là một phần trong khuôn khổ về rủi ro của ngân hàng và đánh giá chống rửa tiền của họ. Theo dõi để đảm bảo các loại giao dịch khớp với hồ sơ là bước đầu tiên để kiềm chế hoạt động buôn bán động vật bất hợp pháp. Thêm vào đó, cũng cần thẩm định chắc chắn các khách hàng để đảm bảo các công ty không dùng vỏ bọc để che giấu hoạt động trái phép như buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã cũng là điều cần thiết...
Sự kết hợp của công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) có thể góp sức cho quá trình này. Bằng cách sử dụng nhiều dữ liệu không gian và thời gian hơn, các mô hình học máy có thể giúp phát hiện các kiểm lâm viên hoặc cảnh sát địa phương nhận hối lộ, cũng như phát hiện hành vi chi tiêu bất thường, phát hiện các khu vực có nguy cơ cao xảy ra tình trạng buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp....
Tin tốt là chúng ta đã và đang chứng kiến nhiều ngân hàng mở rộng sử dụng công nghệ để giảm sát tốt hơn các mối quan hệ. Đây có thể được xem là một bước tích cực trong việc giúp ngăn chặn làn sóng buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.
Hạnh Nhi
(Lược dịch từ Jakarta Post)