【bảng xếp hang c2】Lão nông mê lai tạo lúa giống

时间:2025-01-26 02:43:05 来源:Empire777

Với tình yêu đặc biệt cây lúa,ạolagiốbảng xếp hang c2 ông Phan Văn Oanh, ở xã Long Bình, thị xã Long Mỹ, đã nghiên cứu thành công nhiều giống lúa lai. Niềm đam mê với cây lúa đã khiến ông gắn bó với công việc này nhiều năm qua.

Ông Oanh khoe sản phẩm nếp than mà mình phục tráng thành công có phẩm chất dẻo, thơm, màu sắc đẹp.

12 năm qua, ông Oanh đã tự lai tạo thành công nhiều giống lúa mới đến nỗi không nhớ rõ chính xác con số. Chỉ những giống lai tạo thành công, được nông dân sử dụng rộng rãi thì ông mới nhớ chính xác 8-9 giống. Đặc điểm của các loại giống lúa lai mà ông làm ra đều cho năng suất cao, kháng rầy, cứng cây. Bởi chúng là những giống lúa được ông chọn từ dòng bố mẹ có phẩm chất tốt, năng suất vượt trội, đang được thị trường từng thời điểm ưa chuộng. Đặc biệt, ông tâm đắc nhất với giống lúa Long Mỹ 3 (LM3) và Long Mỹ 5 (LM5) mà mình làm ra vào thời điểm năm 2009-2010. Ông Oanh nhớ lại: “Lúc đó, ruộng lúa bà con bị rầy chích hút nhiễm bệnh nhiều lắm. Ruộng nhà tôi cũng không tránh khỏi. Vì vậy, tôi đề nghị các thầy, cô ở Trường Đại học Cần Thơ đề xuất giống lúa nào kháng rầy, cứng cây, năng suất cao để tôi lai tạo thử”.

Không ngờ, 2 giống lúa LM3 và LM5 năm ấy đã giúp cho bà con vượt khỏi cảnh tấn công của rầy nâu. Hàng trăm hộ dân trong xã đã sử dụng và công nhận. Ông Nguyễn Văn Dễ, ở ấp Bình Thuận, xã Long Bình, đánh giá: “Nhớ năm đó, tôi có xài giống lúa của ông Oanh, năng suất được 6 tấn ở vụ Đông xuân. Cây lúa cứng cáp, ít bị nhiễm rầy nâu”.

Cơ may đưa đẩy ông gắn bó với nghề này là một lần tham gia tập huấn tại Trường Đại học Cần Thơ. Được sự hướng dẫn của các thầy, cô ở trường, ông đã bắt đầu thử nghiệm lai tạo giống lúa mới trên diện tích 500m2 đất ruộng. Bước đầu, do thiếu thốn cơ sở vật chất nên ông cũng gặp nhiều trở ngại. “Không có nhà lưới, phòng thí nghiệm như trên trường nên tôi cất tạm khung lưới nhỏ chừng 4m2 trước sân nhà. Khi nào lai lúa thì cho lúa vào chậu và để trong khung lưới để tránh gió, chim vào quậy phá”, ông Oanh nhớ lại. Thấy chồng cặm cụi với mô hình, vợ của ông Oanh đôi lúc cũng không đồng ý, bởi mỗi lẫn thí nghiệm khá tốn công, chi phí cũng không ít. Và nhất là mỗi lần thu hoạch lúa chỉ được chừng vài nắm hạt không làm gì được, buộc phải mang cho gà, vịt ăn. Nhưng sau mỗi lần thành công, lai được một giống mới, thấy chồng vui, tinh thần phấn chấn, vợ ông cũng dần quen và ủng hộ.

Giờ đây, đứa con tinh thần là lúa nếp than lại tiếp tục dung dưỡng ý chí nghiên cứu, lai tạo giống trong ông. Với giống này, ông đã bỏ ra một khoảng thời gian gần 6 năm để thuần giống. Ông Oanh cho biết: “Cái giống này tôi mất nhiều thời gian nhất. Tôi bắt đầu làm hồi năm 2012 nhưng khi nấu nếp không được dẻo. Sau lần thất bại, tôi phải đi tận nước Campuchia để tìm hạt giống mà bên nước bạn còn sản xuất, khử lẫn và thuần chủng. Hơn hàng chục lần thử nghiệm, 3 năm gần đây, nếp than bắt đầu thuần, hạt nếp ra màu tím than, nấu dẻo. Tuy nhiên, nếp cho ra nhiều dòng, hình thái khác nhau nên tôi chưa dám tung ra thị trường, còn để ở nhà thử nghiệm”. Hiện tại, ông Oanh đang giữ hơn 40kg hạt giống lúa nếp than. Ông dự kiến sẽ thử nấu xôi, làm bánh và nấu rượu nếp than để trực tiếp kiểm nghiệm chất lượng, sau đó mới gửi đi nhân rộng.

Đánh giá về giống lúa nếp than này, ông Nguyễn Văn Dần, ở ấp Bình Thuận, cho biết: “Tôi có thử loại rượu nếp than mà ông Oanh nấu, thấy ngon và màu đẹp hơn so với loại rượu nếp than thị trường bán bên ngoài. Nếu ông Oanh làm thành công thì người dân chúng tôi có thể thưởng thức nhiều sản phẩm ngon, chất lượng được làm từ nếp”. Nghe tin ông Oanh phục tráng giống nếp than thành công, ông Thạch Hen, ở tỉnh Sóc Trăng cũng lần dò đến tìm mua về trồng thử nghiệm.

Theo ông Oanh, lai tạo giống lúa mới đã khó, việc phát triển nhân rộng những giống lúa mới càng khó hơn. Các loại giống ông lai tạo ra thì nhiều nhưng mức độ sử dụng rộng rãi trong dân không nhiều. Bởi, nông dân chỉ sản xuất những giống mà thị trường đang thu mua hoặc công ty bao tiêu. Nếu trồng loại khác thì bị mua với giá cào bằng với giống chất lượng thấp  dù có năng suất, chất lượng cao hơn. Điển hình vào năm 2010, nông dân sử dụng giống LM5 của ông trồng giúp kháng rầy, năng suất cao, hạt gạo dẻo nhưng bị thương lái mua giá thấp. Bởi, thương lái viện lý do hạt gạo tròn, giống lạ nên không mua giá cao hơn. Bởi vậy, đa số giống lúa ông lai tạo chỉ có thể chuyển giao cho Trường Đại học Cần Thơ hoặc Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang khảo nghiệm và đưa ra thị trường. Ông mong muốn những giống lúa mới do mình lai tạo được đăng ký bản quyền và nhân rộng ở các vùng trồng lúa trong cả nước. Ông Oanh mong muốn: “Nếu có điều kiện tôi sẽ đăng ký bảo hộ độc quyền giống nếp than và giống lúa Đài Nguyên mà tôi đang lai sắp hoàn thiện. Tôi đã tìm đến Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh để nhờ hỗ trợ về thủ tục đăng ký”.

Việc ông tự lai tạo giống lúa mới không chỉ góp phần hạn chế tình trạng xuống cấp, mai một giống lúa chất lượng, phẩm chất ngon đã có từ lâu đời như nếp than, Đài Nguyên (lúa mùa). Nên chăng, các ngành chức năng có động thái hỗ trợ để khích lệ tinh thần, giúp ông Oanh phát huy sở trường của mình.

Đặc điểm một số giống lúa của ông Oanh lai tạo, phục tráng thành công như: Giống LM3 có thời gian sinh trưởng 90-95 ngày, kháng rầy, hạt dài, cứng cây, năng suất trung bình 6 tấn/ha; giống LM5 thời gian sinh trưởng 90-95 ngày, hạt tròn, cứng cây, kháng rầy, năng suất 7-8 tấn/ha, gạo dẻo. Giống Đài Nguyên được ông lai tạo vẫn giữ được phẩm chất thơm, ngon, thời gian sinh trưởng từ 120-150 ngày giảm còn 95-100 ngày; giống nếp than còn 90-95 ngày, năng suất trung bình 5-6 tấn/ha, hạt lúa có màu tím than rất đẹp.

 

Bài, ảnh: TRÚC LINH

推荐内容