当前位置:首页 > Cúp C1

【tỷ số tbn】Muốn giảm nghèo bền vững cần hạn chế cho không

giảm nghèo

Người dân xã Sơn Tây,ốngiảmnghèobềnvữngcầnhạnchếchokhôtỷ số tbn huyện Sơn Tây vận chuyển cây keo giống để trồng rừng. Ảnh: TL

Đó là những kinh nghiệm được rút ra trong quá trình triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững (CTGNBV) giai đoạn 2011 - 2015 của các địa phương. Đây được coi là giải pháp cần thiết để thực hiện thành công CTGNBV giai đoạn 2016 - 2020.

Phân cấp và trao quyền cho địa phương

Phát biểu tại hội nghị, bà Louise Chamberlain - Giám đốc Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam cho rằng, để giảm nghèo bền vững, thì cần phân cấp và trao quyền cho các địa phương, để địa phương chủ động quyết định các vấn đề theo nhu cầu.

Việc phân cấp và trao quyền cho các địa phương, trước hết Trung ương cần ban hành chính sách khung và giao ngân sách trung hạn; cấp tỉnh quyết định các chính sách cụ thể, phương thức thực hiện và phân bổ ngân sách cho cấp huyện, để cấp huyện quyết định các hoạt động hỗ trợ hoặc công trình được đầu tư, trên cơ sở đề nghị của cấp xã, cộng đồng dân cư.

Việc phân cấp này giúp địa phương phát huy được sáng kiến, cách làm hay phù hợp với đặc điểm địa bàn, đặc điểm nhóm dân cư, phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc; giúp địa phương chủ động trong việc huy động nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn.

Hơn 48 nghìn tỷ đồng cho CTGNBV giai đoạn 2016 - 2020

Mục tiêu của CTGNBV 2016 - 2020 là giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1-1,5%/năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước cuối năm 2020 tăng 1,5 lần so với cuối năm 2015. Tổng kinh phí đầu tư cho Chương trình là 48.397 tỷ đồng.

Hiệu quả của việc phân cấp đã được chứng minh trên thực tế. Cụ thể là tại Lào Cai, từ năm 2011 - 2015 đã ban hành 39 cơ chế chính sách về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo. Các cơ chế chính sách này phát huy được hiệu quả, giúp tỷ lệ giảm nghèo của địa phương giảm trung bình 6,2%/năm, các huyện triển khai Chương trình 30a giảm 8%/năm, cao hơn so với mục tiêu kế hoạch Quốc hội đề ra.

Hạn chế cho không

Tại hội nghị trực tuyến, đại diện tỉnh Lào Cai cho rằng, quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo bằng hình thức cho không đã bộc lộ nhiều bất cập. Việc cho không làm cho người dân ỷ lại, trông chờ vào nhà nước, không muốn thoát nghèo, mà cứ muốn nghèo để hưởng trợ cấp.

Hạn chế cho không tức là chuyển từ việc cấp phát, cho không người nghèo sang hỗ trợ có điều kiện, để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người nghèo trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh từng bước vươn lên thoát nghèo. Muốn làm được điều đó, nhà nước cần đầu tư năng cao năng lực của người dân, trang bị kỹ năng và công cụ giúp người dân phát huy sáng tạo, tự tìm được hướng đi thoát nghèo.

Giải pháp thực hiện CTGNBV2016 - 2020 là: Thúc đẩy tinh thần tự lực, tự cường của người dân và cộng đồng trong giảm nghèo; áp dụng cách tiếp cận giảm nghèo dựa vào cộng đồng; mở rộng và tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân về các hoạt động của Chương trình từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến lập kế hoạch, triển khai, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện.

“Thúc đẩy trao quyền thực sự cho người nghèo và cộng đồng nghèo để huy động sức mạnh của họ, không tạo điều kiện cho sự ỷ lại, khuyến khích tinh thần tự lực của người dân. Đó chính là điểm mới của CTGNBV giai đoạn 2016 - 2020”, bà Louise Chamberlain nhấn mạnh./.

Ngọc Tư

分享到: