当前位置:首页 > Cúp C2

【soi kèo fulham vs】Sớm hỗ trợ thiệt hại vụ lúa hè thu

Báo Cà Mau(CMO) Vụ lúa hè thu được xem là vụ chính trong năm của nông dân. Vụ này, toàn tỉnh gieo trồng hơn 35.000 ha, tuy nhiên, do thời tiết diễn biến thất thường, đặc biệt là trong tháng 8 chịu sự tác động của 5 cơn bão, lượng mưa lớn kết hợp với lốc xoáy làm hơn 26.000 ha lúa hè thu của bà con bị ngã sập, trong đó có gần 3.000 ha bị thiệt hại nặng. Nông dân rất cần sự hỗ trợ khôi phục sản xuất từ Nhà nước.

Kỹ sư Nguyễn Văn Tranh, Phó giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: "Theo Quyết định 1222/QĐ-UBND quy định mức hỗ trợ trực tiếp giống cây trồng, vật nuôi để khôi phục sản xuất khi gặp thiên tai, dịch bệnh, tỉnh giao Sở Tài chính hướng dẫn các huyện, TP Cà Mau thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ. Tuy nhiên, đến nay, Sở Tài chính vẫn chưa hướng dẫn cụ thể, hỗ trợ khắc phục thiệt hại cho nông dân trong vụ lúa hè thu".

Nông dân chờ hỗ trợ

Từ đầu năm đến nay, giá một số mặt hàng nông sản xuống thấp khiến nông dân gặp nhiều khó khăn. Thêm nữa, việc xuống giống lúa hè thu cũng rất rủi ro, khiến nông dân đứng ngồi không yên.

Anh Nguyễn Thanh Tuấn, nông dân ấp Kinh Hãng, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, cho biết: "Mưa lớn, ngập úng gây thiệt hại vụ lúa hè thu, nông dân gặp khó trong tái đầu tư sản xuất. Hiện nay, mùa vụ gieo sạ trà lúa vụ 2 gần kề nhưng nông dân thiếu vốn, rất cần được Nhà nước hỗ trợ kịp thời về giống, vốn và khoa học - kỹ thuật".

Nông dân ấp Kinh Hãng, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời cố gắng thu hoạch lúa đang bị ngập úng.

Cùng chung cảnh ngộ, ông Lê Hoàng Lưu, nông dân xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, than thở: “Vụ lúa hè thu năm nay coi như tôi mất trắng. Đầu vụ mưa nhiều, lúa bị thiệt hại do ngập úng, thêm ốc bươu vàng cắn phá, diện tích còn lại đến ngày gần thu hoạch thì lại gặp phải mưa dầm, lúa bị ngã sập, lép hạt rất nhiều. Vụ lúa hè thu này coi như trắng tay”.

Sản xuất nông nghiệp luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro liên quan đến thiên tai, dịch bệnh và nông dân luôn là người gánh chịu hậu quả nhiều nhất. Nhằm hỗ trợ nông dân, giảm bớt tổn thất, ngày 9/1/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2017/NĐ-CP Về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất tại các vùng bị thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên, với sự cứng nhắc về thủ tục, việc thực thi còn bất cập, nên người dân chưa nhận được hỗ trợ từ chính sách này.

Vướng thủ tục

Được biết, Sở NN&PTNT đã có công văn đề nghị Chủ tịch UBND các huyện, TP Cà Mau nghiên cứu thực hiện Nghị định 02/2017/NĐ- CP ngày 9/1/2017 về cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục vùng sản xuất bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và Quyết định 1222/QĐ-UBND ngày 13/7/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quy định mức hỗ trợ trực tiếp giống cây trồng, vật nuôi vùng bị thiên tai, dịch bệnh.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong xác định mức độ thiệt hại trên một số loại cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là trên cây lúa. Sở NN&PTNT hướng dẫn tạm thời phương pháp xác định diện tích bị thiệt hại so với cây còn sống sót trên ruộng có khả năng cho thu hoạch trên cùng diện tích gieo trồng để tính và xác định tỷ lệ thiệt hại.

Kỹ sư Nguyễn Văn Tranh cho biết thêm: "Sở NN&PTNT kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính khẩn trương hướng dẫn các huyện, TP Cà Mau thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ; UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các xã, thị trấn nghiêm túc triển khai thực hiện các bước lập thủ tục hỗ trợ nông dân theo đúng quy định hiện hành".

Về lâu dài, Sở NN&PTNT đang quy hoạch chi tiết lại từng vùng sản xuất để đầu tư cơ sở hạ tầng từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất nông dân, ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhiệm vụ trước mắt là quy hoạch sản xuất và mùa vụ phù hợp; triển khai các giải pháp về thuỷ lợi, ổn định đầu vào, đầu ra cho nông sản; triển khai nhanh đề án thí điểm liên kết vùng của Chính phủ đối với 3 sản phẩm chủ lực là lúa, thuỷ sản và cây ăn trái./.

Trung Đỉnh

分享到: