当前位置:首页 > World Cup

【ket qua hang 2 anh】290 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu có cơ cấu thế nào?

290 ty usd kim ngach xuat nhap khau co co cau the nao
Trị giá và tốc độ tăng/giảm xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2019. Biểu đồ: T.Bình.

Xuất khẩu doanh nghiệp trong nước khởi sắc

Hết tháng 7, tổng trị giá xuất nhập khẩu cả nước trong 7 tháng đầu năm 2019 đạt 289,26 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy tốc độ tăng xuất nhập khẩu trong 7 tháng qua thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng 7 tháng đầu năm 2017 (là 22%) và 7 tháng đầu năm 2018 (là 14%) nhưng trị giá kim ngạch, con số xuýt soát 290 tỷ USD là mức cao nhất mà nước ta đạt được tính hết tháng 7 từ trước đến nay.

Những tháng đầu năm cán cân thương mại hàng hóa đổi chiều liên tục, tính chung hết tháng 7, Việt Nam thặng dư hơn 1,7 tỷ USD, thấp hơn 909 triệu USD so với con số của cùng kỳ năm trước.

Trong các đối tác thương mại, Việt Nam thặng dư lớn nhất với thị trường Hoa Kỳ đạt 24,83 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong khi đó, thâm hụt thương mại với Trung Quốc cũng ở mức cao nhất, với 22,61 tỷ USD, tăng 42,6%.

Thông tin đáng chú ý khác là kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI có dấu hiệu chững lại, trong khi doanh nghiệp trong nước khởi sắc.

Tính đến hết tháng 7, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 182,19 tỷ USD, tăng 5,4 % so với cùng kỳ năm trước. Trong đó xuất khẩu 99,55 tỷ USD, tăng 5,4%; nhập khẩu 82,65 tỷ USD, tăng 5,5%.

Đối với doanh nghiệp trong nước, trị giá xuất nhập khẩu đạt 107,07 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu 45,94 tỷ USD, tăng 13,4% và nhập khẩu 61,13 tỷ USD, tăng 13,2%.

Trong 7 tháng đầu năm 2019, có 4 thị trường xuất khẩu và 3 thị trường nhập khẩu nằm trong nhóm thị trường 10 tỷ USD.

4 thị trường xuất khẩu là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Có 3 thị trường đạt tốc độ tăng trưởng dương, đặc biệt xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng mạnh, trong khi xuất sang Trung Quốc giảm nhẹ

3 thị trường nhập khẩu là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản; trong đó, nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc tăng mạnh, Hàn Quốc giảm nhẹ và Nhật Bản tăng nhẹ.

290 ty usd kim ngach xuat nhap khau co co cau the nao
Tốc độ tăng/giảm trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước trong 7 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2019. Biểu đồ: T.Bình.

Nhiều nhóm hàng tăng trưởng “tỷ USD”

7 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cả nước đạt 145,48 tỷ USD, tăng 7,8%, tương ứng tăng 10,48 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, 4 nhóm hàng có kim ngạch tăng thêm cả tỷ USD so với cùng kỳ 2018.

Đứng đầu là máy vi tính, sản phẩm và linh kiện. Dù không phải là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất nhưng với quy mô đạt 18,56 tỷ USD, kim ngạch tăng thêm của nhóm hàng này lên đến 2,36 tỷ USD.

Tiếp đến là dệt may tăng 1,8 tỷ USD (đạt 18,4 tỷ USD); giày dép các loại tăng 1,18 tỷ USD (đạt 10,36 tỷ USD).

Trong khi đó, nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là điện thoại các loại và linh kiện chỉ tăng thêm hơn 1 tỷ USD (đạt 27,49 tỷ USD).

Ngoài ra, một số nhóm hàng chủ lực có kim ngạch tăng thêm đáng chú ý như: Gỗ và sản phẩm gỗ tăng 816 triệu USD; đá quý và kim loại quý tăng 715 triệu USD; linh kiện và phụ tùng ô tô tăng 318 triệu USD…

Ở lĩnh vực nhập khẩu, 7 tháng qua kim ngạch đạt 143,78 tỷ USD, tăng 8,6%, tương ứng tăng 11,39 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó cũng có 4 nhóm hàng có kim ngạch tăng thêm “tỷ USD”.

Đứng đầu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 4,91 tỷ USD. Đây cũng là nhóm hàng có quy mô kim ngạch nhập khẩu lớn nhất đạt 28,62 tỷ USD.

Tiếp đến là máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng đạt tăng 2,32 tỷ USD (đạt 20,82 tỷ USD); ô tô nguyên chiếc các loại tăng 1,47 tỷ USD (đạt 1,93 tỷ USD); dầu thô tăng 1,41 tỷ USD (đạt 2,3 tỷ USD).

Ngoài ra, kim ngạch nhập khẩu tan cũng tăng tới 958 triệu USD, đạt 2,34 tỷ USD.

分享到: