Hải quan Quảng Ninh: 5 năm liền “đo lường” chất lượng phục vụ,ảiquanQuảngNinhđềxuấtgiảiphápthúcđẩyxuấtnhậpkhẩkết quả trận thổ nhĩ kỳ hôm nay quản lý, điều hành cấp cơ sở | |
Hải quan Quảng Ninh tăng cường kiểm tra, giám sát trong dịp Tết Nguyên đán | |
Hải quan Móng Cái dẫn đầu Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp cơ sở | |
Hải quan Quảng Ninh luôn đảm bảo thông suốt hoạt động xuất nhập khẩu | |
Đảng bộ Cục Hải quan Quảng Ninh: Hỗ trợ doanh nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ ở mức cao nhất |
Công chức Hải quan Hoành Mô (Cục Hải quan Quảng Ninh) kiểm tra hàng hóa. Ảnh: Q.H |
Theo Cục Hải quan Quảng Ninh, hoạt động XNK qua các cửa khẩu trong thời gian gần đây gặp những khó khăn do chính sách biên mậu phía Trung Quốc không ổn định, thường xuyên thay đổi gây trở ngại cho việc lưu thông hàng hóa , nhất là đối với các mặt hàng nông, thủy sản XK, gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp Việt Nam.
Đặc biệt, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên phía Trung Quốc tiếp tục kiểm soát chặt chẽ đối với người và hàng hóa khu vực biên giới. Cụ thể, hàng hóa từ Việt Nam XK phải thực hiện quy trình thủ tục rất nghiêm ngặt dẫn đến chậm thời gian thông quan hàng hóa, hạn chế về chủng loại, giảm hiệu suất trong hoạt động XNK.
Tình trạng phương tiện vận tải hàng hóa từ phía Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam sau khi giao hàng xong trở lại Trung Quốc rất chậm do việc kéo dài thời gian khử khuẩn, khử trùng của Trung Quốc dẫn đến tồn đọng rất nhiều xe, tiềm ẩn nguy cơ va chạm giao thông, ách tắc tại khu vực cửa khẩu, ảnh hưởng đến việc tập kết, giao nhận đối với hàng hóa XK.
Mặt khác, hạ tầng phục vụ thương mại biên giới hạn chế cũng đang gây khó khăn cho hoạt động XNK qua địa bàn.
Để khắc phục những khó khăn, hạn chế, Cục Hải quan Quảng Ninh đề xuất, cần có sự thống nhất về cơ chế, chính sách, các quy định có liên quan đến việc XK hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc, đặc biệt là mặt hàng nông thủy hải sản để người dân, doanh nghiệp chủ động hơn trong điều tiết hàng hóa sang Trung Quốc.
Vận động người dân, doanh nghiệp chuyển đổi từ mô hình xuất cư dân biên giới sang hoạt động xuất chính ngạch, thanh toán qua ngân hàng, có hợp đồng mua bán để đảm bảo duy trì, phát triển bền vững, tránh ùn ắc, thiệt hại, mang lại hiệu quả kinh tế cao; hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông thủy sản đảm bảo quy định về truy suất nguồn gốc, xuất xứ, bao bì, nhãn mác… và các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Vận động, khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, địa điểm tập kết tạo điều kiện cho doanh nghiệp XK thủy hải sản đông lạnh trong thời gian chờ dịch bệnh Covid-19 kéo dài, đưa hàng hóa vào kho lạnh để bảo quản, tránh chi phí lưu kho bãi.
Đồng thời, thực hiện đúng quy định về thủ tục hải quan, tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các lô hàng XNK, kịp thời phát hiện hành vi gian lận thương mại qua số lượng, chủng loại, trị giá hải quan, thuế suất và xuất xứ; Chủ động bám sát địa bàn, theo dõi sát diễn biến tình hình buôn lậu, bố trí đủ lực lượng, phương tiện, công cụ hỗ trợ; phối hợp với các cơ quan, các lực lượng chức năng trên địa bàn nhằm phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại; tăng cường tuần tra, kiểm soát ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển trái phép hàn hóa qua các đường mòn, lối mở, hai bên cánh gà cửa khẩu; chống hành vi lợi dụng hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Về giải pháp hạ tầng phục vụ thương mại biên giới, Cục Hải quan Quảng Ninh đề xuất xây dựng Trung tâm giao dịch nông lâm thủy sản châu Á-Thái Bình Dương là nơi tập kết, bảo quản nông thủy sản chờ xuất sang Trung Quốc; xây dựng Trung tâm kiểm nghiệm, kiểm dịch, dán tem truy suất hàng nông thủy sản XK để tạo điều kiện kiểm dịch, truy suất nguồn gốc nhanh chóng...
Cục Hải quan Quảng Ninh kiến nghị UBND tỉnh tiếp tục trao đổi, đề nghị với chính quyền Trung Quốc phối hợp giải quyết các vấn đề mới phát sinh do tác động của dịch Covid-19 và các vấn đề mang tính dài hạn đã được đề xuất, kiến nghị tại các hội nghị, tọa đàm trước đó như tăng thời gian hoạt động tại các cặp cửa khẩu, bổ sung một số loại hoa quả được NK vào thị trường Trung Quốc, ưu tiên thông quan hàng hóa là nông thủy sản tươi sống, phục vụ nhu cầu tiêu dùng; đề nghị phía Trung Quốc giải quyết nhanh thủ tục XNC cho phương tiện đã hoàn thành việc giao nhận hàng hóa tịa các cửa khẩu (tăng thời gian làm việc trong ngày, tăng ngày làm việc vào cả thứ 7, Chủ nhật).
Để tạo điều kiện thông quan hàng hóa của các doanh nghiệp đang bị ùn tắc do từ ngày 21/12/2021, phía Trung Quốc tạm dừng hoạt động XNC qua cầu Bắc Luân I, tạm dừng thông quan hàng hóa qua cầu Bắc Luân II và lối mở cầu phao Km3+4; Cục Hải quan tỉnh đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh gửi công hàm trao đổi hoặc làm việc trực tiếp với chính quyền khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây để đề nghị hỗ trợ giải quyết hoạt động XNK trở lại đối với tất cả các lô hàng XNK của hai bên. Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục trao đổi, hội đàm với phía Trung Quốc sớm đẩy nhanh công bố chính thức cửa khẩu chính (song phương) Hoành Mô (Việt Nam) – Động Trung (Trung Quốc) theo kế hoạch; đẩy nhanh tiến độ khởi công xây dựng cầu thông quan tạm Bắc Phong Sinh – Lý Hỏa đáp ứng việc lưu thông hàng hóa XNK với tải trọng phương tiện và lưu lượng lưu thông lớn hơn; đề nghị Khu tự trị Dân tộc Choang (Quảng Tây, Trung Quốc) cho phép triển khai thông quan lối mở Pò Hèn (Việt Nam) – cặp chợ Thán Sản (Trung Quốc). Đồng thời, chỉ đạo UBND địa phương, các sở, ban, ngành nâng cao hơn nữa công tác trao đổi, kết nối thống nhất cơ chế trao đổi thông tin đối ngoại hàng ngày/tuần/tháng và khi phát sinh về tình hình XNK, biện pháp kiểm soát dịch bệnh, thay đổi chính sách, tình trạng tồn đọng phương tiện, hàng hóa tại các khu vực tập kết biên giới Đông Hưng (Trung Quốc) – Móng Cái (Việt Nam) nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác song phương, giảm thiểu thiệt hai và tránh bị động cho doanh nghiệp. |